Chuyển ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp thế nào?

02/01/2024
Chuyển ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp
271
Views

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong một số trường hợp nhất định thì cán bộ công chức a viên chức sẽ được phép chuyển ngạch khi có nhu cầu và đáp ứng được các điều kiện cụ thể của việc chuyển ngạch tương ứng với từng vị trí cụ thể. Thông thường khi muốn được chuyển ngạch thì có thể chuyển loại ngạch hoặc thi lên ngạch, đối với mỗi loại hình thì đều có yêu cầu cụ thể riêng biệt. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về ” Chuyển ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp” qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Quy định chung về giáo dục nghề nghiệp

Trên thực tế thì việc học tập không chỉ bao gồm học những tri thức trên sách vở mà còn cần phải học thêm những kĩ năng thực hành nhất định, vì vậy trong hệ thống giáo dục hiện nay của nước ta thì ngoài các cấp học giáo dục phổ thông thì còn có thêm cơ sở giáo dục nghề nghiệp với mục tiêu đào tạo các chương trình về nghề nghiệp cho người lao động.

Giáo dục nghề nghiệp được xem là một trong các hình thức giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Đồng thời, Điều 36 Luật Giáo dục 2019 quy định giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học trình độ cao hơn.

Theo Điều 35 Luật Giáo dục 2019, giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

– Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

– Trường trung cấp;

– Trường cao đẳng.

Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức như sau:

– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo Điều 19 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cụ thể:

– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;

+ Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết;

+ Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;

+ Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;

+ Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

+ Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.

– Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

– Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chuyển ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp

Tiêu chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp

Như đã phân tích ở trên thi giáo dục nghề nghiệp là một chương trình giáo dục khá đặc biệt khi mà đây là nơi đào tạo người lao đọng các kiến thức cũng như kĩ năng để thực hiện tốt một ngành nghề nào đó, vậy nên đối với vị trí giáo viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp này cũng sẽ phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định, cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính như sau:

– Giáo viên dạy lý thuyết có bằng thạc sĩ trở lên; giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;

– Có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính như sau:

– Có kiến thức chuyên sâu về ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy;

– Nắm vững kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, vận dụng thành thạo các kỹ năng, phương pháp sư phạm vào giảng dạy;

– Có năng lực sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính theo yêu cầu vị trí việc làm;

– Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và công nghệ; biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng những kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp;

– Chủ biên hoặc tham gia biên soạn 01 (một) giáo trình hoặc 01 (một) sách chuyên khảo hoặc 02 (hai) chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với ngành, nghề được phân công giảng dạy đã xuất bản;

– Chủ trì hoặc tham gia thực hiện 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu với kết quả đạt yêu cầu trở lên hoặc là tác giả chính của 01 (một) bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế hoặc trong nước (trong danh mục có tính điểm của Hội đồng Giáo sư Nhà nước);

– Đạt giải trong Hội giảng cấp tỉnh hoặc chủ trì hoặc tham gia thiết kế, chế tạo ít nhất 01 (một) đồ dùng, thiết bị dạy học đạt giải trong Hội thi thiết bị tự làm cấp tỉnh hoặc đạt giải trong các cuộc thi, kỳ thi khác cấp tỉnh hoặc bồi dưỡng được ít nhất 01 (một) giáo viên, giảng viên đạt giải trong Hội giảng cấp tỉnh hoặc bồi dưỡng được ít nhất 01 (một) người học đạt giải trong cuộc thi, kỳ thi khác cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên;

Trường hợp viên chức không đạt 01 (một) trong 03 (ba) tiêu chuẩn quy định tại điểm đ, điểm e và điểm g khoản 3 Điều 10 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH thì 01 (một) trong 02 (hai) tiêu chuẩn còn lại phải đạt gấp 02 (hai) lần;

– Viên chức thăng hạng lên chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết – Mã số V.09.02.07 hoặc giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III – Mã số V.09.02.07 hoặc giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành – Mã số V.09.02.08 hoặc giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III – Mã số V.09.02.08 hoặc giáo viên trung học – Mã số 15.113 hoặc giáo viên trung học (chưa đạt chuẩn) – Mã số 15c.207 hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên;

Trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết – Mã số V.09.02.07 hoặc giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III – Mã số V.09.02.07 hoặc giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành – Mã số V.09.02.08 hoặc giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III – Mã số V.09.02.08 tối thiểu là 01 (một) năm (đủ 12 tháng).

Chuyển ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp

ta có thể hiểu ngạch là sự phân chia cán bộ, công chức hay viên chức theo từng loại hình nghề nghiệp, theo chuyên môn và những cấp bậc khác nhau. Theo đó thì mỗi đối khi làm việc tại các cơ quan đơn vị thuộc nhà nước thì sẽ có một ngạch riêng, vậy thì việc chuyển ngạch hiện nay được quy định ra sao?, hãy cùn tìm hiểu nhé.

Ngạch viên chức được quy định thành các mã số chức danh nghề nghiệp, và người ta căn cứ vào đó để làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước, cũng như để tính lương cho các đối tượng này.

Trong quá trình làm việc thì viên chức có thể thực hiện việc chuyển ngạch viên chức.

Viên chức có thể thay đổi chức danh nghề nghiệp thông qua thi chuyển ngạch viên chức hoặc xét tuyển. Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định việc chuyển ngạch viên chức được thực hiện theo hai hình thức sau:

– Viên chức chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng một hạng thì sẽ được thực hiện theo hình thức xét tuyển và không thông qua thi tuyển, viên chức sẽ nộp hồ sơ theo tiêu chuẩn quy định để được xét tuyển.

– Viên chức muốn thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề và trong cùng ngành, cùng lĩnh vực thì được thực hiện theo hình thức xét nâng hạng, thông qua hình thức thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Cơ quan có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định điều kiện, tiêu chuẩn về nội dung, hình thức tổ chức thi/ xét để thăng hạng chức danh nghề nghiệp là các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức. Ngoài ra đơn vị, cơ quan cử viên chức tham gia dự thi hay tham gia xét tuyển chuyển hạng, nâng hạng viên chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức đó. Thêm nữa là phải tiến hành quản lý, lưu giữ hồ sơ của viên chức tham gia dự thi/ xét tuyển.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chuyển ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Giấy phép sàn thương mại điện tử. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính phải thực hiện các nhiệm vụ nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định nhiệm vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính như sau:
– Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
– Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở trở lên; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;
– Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy; thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn;
– Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
– Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp.

Công chức có được xét chuyển sang viên chức không?

Không chỉ viên chức được xét chuyển sang công chức mà ngược lại, công chức hoàn toàn có thể chuyển sang viên chức nếu đáp ứng các điều kiện để được tuyển dụng viên chức đã nêu ở trên: Có đơn đăng ký dự tuyển, có quốc tịch và cư trú tại Việt Nam, có lý lịch rõ ràng…
Công chức nếu muốn được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đang là công chức cấp xã:
+ Có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng;
+ Có đóng BHXH bắt buộc không kể thời gian tập sự, thử việc. Nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn;
– Đã từng là công chức sau đó được chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ….

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.