Quy định về miễn nhiệm chức vụ như thế nào?

02/01/2024
Quy định về miễn nhiệm chức vụ
103
Views

Trong quá trình công tác của cán bộ công chức hay đối với các chức vị lãnh đạo trong doanh nghiệp thì việc miễn nhiệm là điều khá thường gặp, đây là hoạt động miễn nhiệm chức danh mà cá nhân nào đó đang đảm nhận trong quá trình công tác khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Vậy thì pháp luật hiện hành ” Quy định về miễn nhiệm chức vụ” ra sao?. hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về miễn nhiệm chức vụ

Hoạt động miễn nhiệm là hoạt động chấm dứt việc giữ chức danh hay chức vụ của cán bộ công chức khi mà người đó đang trong nhiệm kì, vậy nên hoạt động này bắt buộc phải tuân thủ theo các quy định cụ thể của pháp luật về miễn nhiệm chức vụ, các quy định này cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:

Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Tại 1 Điều 2 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.

Căn cứ xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ

Tại khoản 1 Điều 30, khoản 3 Điều 29 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định về việc xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm như sau:

– Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

+ Không đủ sức khỏe;

+ Không đủ năng lực, uy tín;

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ;

+ Vì lý do khác.

– Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

– Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.

– Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.

– Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

– Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”;

Vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.

– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

Căn cứ xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý

Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 như sau:

– Không đủ sức khỏe;

– Không đủ năng lực, uy tín;

– Theo yêu cầu nhiệm vụ;

– Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

– Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;

– Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;

– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;

– Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

Quy trình xem xét miễn nhiệm

Để được miễn nhiệm cá nhân đang giữ chức vụ chức danh nào đó thì cơ quan có thẩm quyền cần phải thực hiện theo đúng quy trình thủ tục về việc xem xét miễn nhiệm đối với các đối tượng cụ thể là cán bộ công chức thông thường hoặc là đối với cán bộ lãnh đạo quản lý.

Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý

Tại Điều 8 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức như sau:

Giai đoạn 1: Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Giai đoạn 2: Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc;

Trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.

Giai đoạn 3: Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.

Quy định về miễn nhiệm chức vụ

Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức

Tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý như sau:

Giai đoạn 1: Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo Mục 2.2 người đứng đầu cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

Giai đoạn 2: Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.

Giai đoạn 3: Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bố trí công tác phù hợp;

Công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.

Phân biệt miễn nhiệm bãi nhiệm và cách chức

Hiện nay có rất nhiều trường hợp người dân do chưa năm được các quy định cụ thể của pháp luật nên vẫn còn nhầm lẫn giữa các hoạt động là miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức đối với cán bộ công chức trong các cơ quan đơn vị thuộc Nhà nước.

Tiêu chí phân biệtMiễn nhiệmBãi nhiệmCách chức
Đối tượng áp dụngCán bộ, công chứcCán bộCán bộ, công chức
Khái niệmLà việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.Là việc CB không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
Khi nào thì bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm? ** Đối với cán bộ:- Cán bộ có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị miễn nhiệm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;- Cán bộ có thể chủ động xin miễn nhiệm khi:+ Không đủ sức khỏe;+ Không đủ năng lực, uy tín;+ Theo yêu cầu nhiệm vụ;+ Vì lý do khác.**Đối với công chức:- Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ;- Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;- Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật.- Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;- Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ. Cán bộ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008,các quy định khác của pháp luật có liên quan thì sẽ bị xem xét bãi nhiệm.Cán bộ, công chức thuộc một trong các trường hợp:- Do có hành vi vi phạm pháp luật- Vi phạm về phẩm chất đạo đức- Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao- Chỉ áp dụng với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ
Hệ quả pháp lý– Cán bộ sẽ thôi không còn làm việc tại cơ quan, đơn vị nhà nước nữa.- Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.- Công chức lãnh đạo, quản lý xin miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.  Không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh– Cán bộ, công chức bị kéo dài thời gian lương 12 tháng– Cán bộ, công chức không được nâng ngạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng- Cán bộ, công chức bị cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạ

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về miễn nhiệm chức vụ chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã tư vấn có liên quan đến vấn đề “Quy định về miễn nhiệm chức vụ”. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Miễn nhiệm có phải hình thức kỷ luật không?

Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
Định nghĩa này được nêu tại khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Do đó, miễn nhiệm là trường hợp cán bộ, công chức chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm thì được thôi giữ chức vụ, chức danh.
Đây cũng là trường hợp áp dụng với cả cán bộ, công chức. Không giống bãi nhiệm chỉ áp dụng với cán bộ khi chưa hết nhiệm kỳ thì không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh.
Tuy nhiên, miễn nhiệm không phải là hình thức kỷ luật áp dụng với cán bộ, công chức bởi theo quy định của Luật Cán bộ công chức hiện hành, miễn các hình thức kỷ luật của cán bộ, công chức được quy định như sau:
– Với cán bộ: Điều 78 Luật Cán bộ, công chức quy định gồm các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chúc và bãi nhiệm.
– Với công chức: Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức quy định gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.
Căn cứ các quy định này, có thể thấy, miễn nhiệm không phải hình thức kỷ luật với cán bộ, công chức.

Thẩm quyền miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức ra sao?

Thẩm quyền miễn nhiệm được quy định như sau:
1) Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
2) Chủ tịch nước miễn nhiệm Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
3) Hội đồng nhân dân miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân, Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp;
4) Thủ tướng miễn nhiệm Thứ trưởng và chức vụ tương đương; miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; phê chuẩn việc miễn nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
5) Bộ trưởng miễn nhiệm Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương;
6) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; miễn nhiệm cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lí;
7) Chánh án Toà án nhân dân tối cao miễn nhiệm Chánh toà, Phó Chánh toà các toà chuyên trách, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ khác trong Toà án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán. Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương miễn nhiệm Chánh toà, Phó Chánh toà, trách xã các chức vụ khác trong Toà án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương trừ Phó Chánh án, Thẩm phán.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.