Chửi rủa, mắng nhiếc khiến cha mẹ tự sát có phạm tội bức tử không?

24/10/2021
470
Views

Xin chào Luật sư, tôi có bố mẹ già hiện đang sống cùng vợ chồng anh trai tôi. Vì là con gái lấy chồng ở xa, nên 1 tháng tôi chỉ về thăm bố mẹ được 1 lần. Mỗi lần về nhà, tôi nghe mẹ nói chị dâu thường xuyên chửi rủa, mắng nhiếc bố mẹ. Anh trai tôi thường đi công tác xa, chị dâu mỗi lần nói chuyện lại mong bố mẹ tôi chết sớm. Do bố mẹ tuổi già sức yếu, lại không có lương hưu; nên hàng ngày chị dâu chăm sóc cơm nước cảm thấy rất khó chịu. Đến nay, bố mẹ tôi đã tự sát. Tôi muốn hỏi Luật sư chị dâu tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hiện nay, tình trạng không muốn phụng dưỡng cha mẹ già của con cái đã trở nên ngày một nhiều. Nhiều gia đình coi phụng dưỡng cha mẹ như gánh nặng. Họ thường xuyên có những lời lẽ cay độc, mắng nhiếc bố mẹ. Thậm chí là đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Gây hoang mang dư luận. Liệu rằng hành vi đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Thế nào là bức tử?

Tội bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi; hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm họ phải tự sát.

Nạn nhân ở tội bức tử phải là người bị lệ thuộc vào kẻ phạm tội trong những quan hệ xã hội nhất định như quan hệ gia đình, quan hệ nuôi dưỡng… Người phạm tội đã lợi dụng quan hệ lệ thuộc này để có những hành vi xâm phạm sức khoẻ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Đó có thể là hành vi đánh đập; bỏ đói, bỏ rét, đối xử bất công, đối xử tồi tệ trái với luân lí, đạo đức; hoặc là hành vi làm tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự…

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Về mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi:

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi; hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.

Đối xử tàn ác với nạn nhân đối với người lệ thuộc là đối xử một cách độc ác, tàn bạo, gây đau đớn về thể xác; hoặc tinh thần cho nạn nhân như: đánh đập, bỏ đói,…

Thường xuyên ức hiếp, ngược đãi người lệ thuộc là thường xuyên cậy quyền, cậy thế đối xử bất công với người lệ thuộc. 

Hành vi làm nhục: là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc. Như chửi rủa, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm

Về mặt hậu quả: Làm cho người bị hại tự sát.

Việc người bị hại tự sát mà chết hoặc không chết không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Dấu hiệu chủ thế của tội phạm:

Chủ thể của tội này được xác định trong cấu thành tội phạm là người có quan hệ lệ thuộc nhất định với nạn nhân; là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra chủ thể này còn là người mà lại nhân có mối quan hệ lệ thuộc nhất định (có thể coi là chủ thể đặc biệt). Trong đó, nạn nhân là người bị lệ thuộc vào người phạm tội như lệ thuộc về kinh tế; bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ công tác hay quan hệ tín ngưỡng…

Dấu hiệu chủ quan của tội phạm:

Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý gián tiếp hoặc do lỗi vô ý.

+ Lỗi cố ý gián tiếp: 

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát; thấy trước hậu quả là người bị hại sẽ tự sát của hành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

+ Lỗi vô ý:

Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Lỗi vô ý do quá cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

Hình phạt đối với tội bức tử?

Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“Điều 130. Tội bức tử

1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi; hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.”

Như vậy, trong trường hợp này, chị dâu của bạn đã phạm tội bức tử, khiến cho bố mẹ của bạn tự sát. Chính vì thế thuộc quy định về tình tiết tăng nặng tại khoản 2 Điều này. Chính về thế, chị đâu của bạn có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Chửi rủa, mắng nhiếc khiến cha mẹ tự sát có phạm tội bức tử không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cha mẹ bỏ rơi con có bị xử phạt không?

Đối với hành vi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; cha mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt có thể xử phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng. (Nghị định 144/2013/NĐ-CP).

Hành vi giết mẹ ruột sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân, tử hình trong các trường hợp: giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình…(Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời