Các khoản tiền người lao động được nhận khi nghỉ việc?

24/10/2021
Các khoản tiền người lao động được nhận khi nghỉ việc
483
Views

Trong quan hệ lao động, người lao động luôn là đối tượng yếu thế hơn các thành phần khác như người sử dụng lao động,… Và một trong những điều mà họ quan tâm nhiều nhất đó là khi nghỉ việc thì họ có được trả đủ lương theo hợp đồng lao không? Họ sẽ được nhận về cho mình những khoản tiền nào thì mới đảm bảo quyền, lợi ích ủa mình? Để giải đáp thắc mắc trên, Luật sư 247 xin gửi đến bài viết sau đây.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Người lao động

Theo Bộ Luật Lao Động 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo một thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động. Mặt khác, Bộ Luật Lao Động 2012 định nghĩa người lao động là người làm việc theo “hợp đồng lao động”.

Do đó, theo Bộ Luật Lao Động 2012, một cá nhân làm việc cho công ty theo hợp đồng không có tên là “hợp đồng lao động” có thể lập luận rằng mình không phải là người lao động của công ty. Tuy nhiên, lập luận như vậy có thể không áp dụng được theo Bộ Luật Lao Động 2019 nếu có thể xác định được rằng có sự thỏa thuận giữa công ty và cá nhân và cá nhân đó bị công ty quản lý, điều hành và giám sát.

Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân và hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng người lao động.

Hợp đồng lao động

– Hợp đồng lao động được kí kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động.

– Hợp đồng lao động bao gồm các loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động theo mùa, vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

– Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu như. công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

– Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày do hai bên thoả thuận hoặc từ ngày người lao động bắt đầu làm việc.

– Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động các bên kí kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động thì người lao động có quyền kí hợp đồng lao động mới.

– Chế độ giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động được quy định của Bộ luật lao động năm 2019.

Quyền, nghĩa vụ của người lao động

Căn cứ pháp lý về quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định chi tiết, cụ thể tại Điều 5 Bộ luật lao động năm 2019, như sau:

Người lao động có các quyền

a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

e) Đình công;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người lao động có các nghĩa vụ

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Tại điểm e khoản 1 quy định quyền của người lao động được đình công nhưng tại khoản 2 điều này buộc người lao động phải đáp ứng được các nghĩa vụ khi làm việc như thực hiện đúng hợp đồng lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động, đồng thời thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế

Giải quyết câu hỏi

Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, mọi người lao động đều được nhận khoản tiền này. Theo Điều 48 BLLĐ năm 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động (trong đó có tiền lương).

Hạn thanh toán này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày trong trường hợp đặc biệt như: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; chia, tách, hợp nhất,…

Như vậy, trong thời hạn nói trên, người lao động sẽ được chi trả tiền lương cho những ngày mình làm việc mà chưa được thanh toán.

Tiền trợ cấp thôi việc

Căn cứ Điều 46 BLLĐ năm 2019; trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động đáp ứng đủ điều kiện sau:

– Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp (1), (2), (3), (4), (6), (7), (9) và (10) đề cập ở phần trước;

– Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Theo đó, nếu đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc; người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Cụ thể:

Tiền trợ cấp thôi việc=1/2xTiền lương để tính trợ cấp thôi việcxThời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Tiền trợ cấp mất việc làm

Theo Điều 47 BLLĐ năm 2019; người lao động nghỉ việc được trả trợ cấp mất việc làm khi có đủ các điều kiện:

– Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp (11);

– Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Như vậy, nếu đáp ứng điều kiện, người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 01 tháng tiền lương; nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Cụ thể:

Mức trợ cấp mất việc làm=Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấpxTiền lương tháng tính hưởng trợ cấp

Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

Theo quy định tại Điều 113 BLLĐ năm 2019, tùy vào đối tượng lao động; và điều kiện làm việc thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ phép năm từ 12 – 16 ngày.

Trường hợp người lao động chưa nghỉ; hoặc chưa nghỉ hết mà phải nghỉ việc thì có thể được thanh toán tiền nghỉ phép năm theo khoản 3 Điều 113 BLLĐ 2019 như sau:

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Như vậy, cùng với tiền lương, người lao động sẽ được nhận tiền phép năm chưa nghỉ hết nếu do thôi việc; hoặc mất việc làm.

Tiền trợ cấp thất nghiệp

Khác với các khoản tiền nói trên, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ do quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả; chứ không phải người sử dụng lao động. Tuy nhiên để được hưởng khoản tiền này, người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Đã đóng BHTN từ đủ:

+ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động xác định; và không xác định thời hạn;

+ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 -12 tháng.

– Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013; người lao động đủ điều kiện sẽ được trả trợ cấp thất nghiệp theo mức sau:

Mức hưởng hàng tháng=Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệpx60%

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các khoản tiền người lao động được nhận khi nghỉ việc?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Câu hỏi liên quan

Thế nào là đình công?

Điều 198 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm?

–  Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: 
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
+ Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
+ Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
+ Hòa giải viên lao động;
+ Hội đồng trọng tài lao động.

Quy định về giao kết nhiều hợp đồng lao động như thế nào?

– NLĐ có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
– NLĐ đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời