Đối xử tệ bạc với bố mẹ già có phạm tội không?

24/10/2021
693
Views

Xin chào Luật sư, tôi có ông bà nội nay đã tuổi cao sức yếu không đi lại được. Hiện tại ông bà đang được Cậu mợ tôi phụng dưỡng. Mỗi lần sang thăm ông bà, tôi thấy ông bà hay bị mợ quán mắng. Bữa cơm hàng ngày thì chỉ có ít cơm và canh. Trong khi gia đình cậu mợ ăn uống rất nhiều món ngon nhưng không cho ông bà ăn. Tôi hỏi thì nói với tôi là cho ông bà ăn sẽ khó tiêu. Tôi muốn hỏi Luật sư, hành vi của mợ tôi có phạm tội hành hạ người khác không? Đối xử tệ bạc với bố mẹ già có phạm tội không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển thì tình tình thần dần bị nhạt nhòa trước đồng tiền. Có rất nhiều trường hợp con cái đuổi bố mẹ già ra khỏi nhà, thường xuyên mắng chửi. Thậm chí là đánh đập bố mẹ do không muốn phụng dưỡng người già. Vậy hành vi hành hạ bố mẹ già có phạm tội không? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Thế nào là hành hạ người khác?

Hành hạ là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình làm cho người đó đau đớn về thể xác hoặc khổ sở về tinh thần.

Hành vi hành hạ được thực hiện bằng các hình thức dùng sức mạnh thể chất như đánh đập, bắt trói, giam cầm…; dùng lời nói như chửi mắng, xỉ vả.. hoặc bằng cách không hành động của những người có nghĩa vụ như không cho ăn, không cho uống, không chăm sóc… :

Giữa người có hành vi hành hạ và người bị hành hạ bao giờ cũng có mối quan hệ lệ thuộc về gia đình, về xã hội (công tác, học tập, làm việc), về tín ngưỡng…

Các yếu tố cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình?

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và phải có mối quan hệ lệ thuộc trong hôn nhân gia đình như cha mẹ với con đẻ, ông bà với cháu ngoại

Khách thể của tội phạm:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến sức khoẻ của người khác (gồm sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần).

Mặt khách quan của tội phạm:

Tội phạm này có cấu thành tội phạm vật chất: Có hành vi, có hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Hành vi:

Đối xử tồi tệ

Có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

Hậu quả:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên.

Hoặc thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần khi mà hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình trước đó chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Như vậy, mợ của bạn đã phạm tội hành hạ cha mẹ mình.

Hình phạt đối với loại tội này?

Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Như vậy, trường hợp của mợ bạn có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đối xử tệ bạc với bố mẹ già có phạm tội không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tội hành hạ người khác và tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ khác nhau như thế nào?

Đối với tội hành hạ người khác: Người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ lệ thuộc về kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo,… như mối quan hệ giữa giám đốc với nhân viên
Đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ: Người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ lệ thuộc trong hôn nhân gia đình như cha mẹ với con đẻ, ông bà với cháu ngoại

Tội hành hạ người khác và tội bức tử giống nhau như thế nào?

Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều là các tội danh mà các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do danh dự của người khác. Đều có hành vi khách quan là hành vi đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình. Và là hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cả hai tội danh này đều được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý. Vì có nhiều điểm giống nhau nên khi hành vi được xác lập đôi khi sẽ khiến ta nhầm lẫn giữa hai tội danh này. Vậy làm sao để phân định hai loại tội phạm này.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời