Chốt sổ BHXH khi công ty nợ tiền bảo hiểm như thế nào?

11/09/2023
Chốt sổ BHXH khi công ty nợ tiền bảo hiểm
214
Views

Trong quá trình lao động tại doanh nghiệp nào đó thì người lao động sẽ được đóng bảo hiểm xã hội, khi người lao động nghỉ việc thì bên doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện chốt sổ do người lao động. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp không chốt sổ BHXH cho người lao động, gây ảnh hướng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vậy thì trường hợp “Chốt sổ BHXH khi công ty nợ tiền bảo hiểm” có được hay không?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay nhé.

Quy định về việc chốt sổ bảo hiểm xã hội

Trong quá trình làm việc, người lao động có thể vì một lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó mà buộc phải nghỉ việc tại công ty, khi đó thì quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ bị tạm dừng. Khi người lao động nghỉ việc tại doanh nghiệp thì một công việc rất quan trọng đó chính là việc chốt sổ bảo hiểm xã hội. 

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là việc phối hợp giữa người, tổ chức sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc hoặc xin thôi việc theo quy định của Pháp Luật.

Định nghĩa này căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội, từ đây có thể xác định được trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội thì hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Như vậy, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện khi có sự thay đổi về nhân sự hoặc doanh nghiệp có sự thay đổi về cơ quan đóng bảo hiểm. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm xã hội phải tiến hành cùng doanh nghiệp xác nhận quá trình đóng cho người lao động khi có yêu cầu.

Theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:

– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Đồng thời, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trách nhiệm chốt sổ BHXH là của người sử dụng lao động (doanh nghiệp).

Chốt sổ BHXH khi công ty nợ tiền bảo hiểm

Chốt sổ BHXH khi công ty nợ tiền bảo hiểm được không?

Trong quá trình kinh doanh sản xuất thì các doanh nghiệp khó tránh khỏi tình trạng gặp khó khăn về kinh tế, vậy nên cũng sẽ xuất hiện nhiều trường hợp các doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm cho người lao động. Vậy thì trường hợp doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm có gây ảnh hưởng đến người lao động hay không?.

Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động theo đăng ký của đơn vị nhưng đơn vị chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Tiền nợ bao gồm cả tiền Iãi chậm đóng theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng.

Nợ tiền bảo hiểm xã hội bao gồm các loại: nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài, nợ khó thu. 

Tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Theo đó, sau khi chấm dứt hợp đồng với người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Việc không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, dù công ty có phá sản thì cũng bị xem là hành trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Do đó, người lao động hoàn toàn có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của mình.

Tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội

1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:
a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;
b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Theo đó, trong trường hợp công ty nợ tiền bảo hiểm , người lao động chưa được chốt sổ bảo hiểm xã hội có thể khiếu nại trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện để yêu cầu giải quyết.

Như vậy, người lao động có thể đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết. Lúc này, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành xác minh và liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Tại Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau:

“…

Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

…”

Như vậy, trong trường hợp đơn vị chậm đóng BHXH thì NLĐ vẫn được chốt sổ, thời gian chốt sổ sẽ tính đến thời điểm đã đóng.

Doanh nghiệp không chốt sổ BHXH có bị phạt không?

Như đã phân tích ở trên thì việc chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp khi người lao động nghỉ việc. Trường hợp người lao động từ chối chốt sổ bảo hiểm xã hội là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt tùy từng trường hợp cụ thể.

Nếu doanh nghiệp không chốt sổ BHXH cho người lao động thì có thể bị xử phạt với các mức sau đây:

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:

– Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Đồng thời, theo điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chốt sổ BHXH khi công ty nợ tiền bảo hiểm chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chốt sổ BHXH khi công ty nợ tiền bảo hiểm” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan như là tư vấn pháp lý về phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Công ty tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi gặp khó khăn về tài chính có được không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
Như vậy, khi người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính dẫn đến không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất, nhưng vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm của người lao động sẽ được chốt đến thời điểm nào?

Tại khoản 1 Điều 46 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 có quy định như sau:
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
1. Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH
1.1. Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).
1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
1.3. Khi điều chỉnh giảm thời gian đóng hoặc giảm mức đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đã ghi trong sổ BHXH, phải ghi cụ thể nội dung điều chỉnh, xác nhận lũy kế hoặc tổng thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Như vậy, trong trường hợp công ty phá sản thì người lao động sẽ làm thủ tục chốt sổ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đó đặt trụ sở. Thời gian đóng bảo hiểm của người lao động sẽ được chốt đến thời điểm đơn vị đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.