Chế độ cho người bị tinh giản biên chế như thế nào?

12/01/2024
Chế độ cho người bị tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước
198
Views

Nhằm duy trì một bộ máy chính quyền tại địa phương hoạt động mạnh mẽ, nhà nước đã đề ra chính sách tinh giảm đối với các cán bộ, công chức không hoạt động tốt hoặc không có cách đổi mới làm việc phù hợp với xu hướng thời đại. Chính vì thế, câu chuyện tinh giảm biên chế trong cơ quan nhà nước bắt đầu xuất hiện với mục đích giúp tinh gọn bộ máy nhà nước, giúp cho việc hoạt động hành chính trở nên tốt hơn.

Để giúp cho quý đọc giả có cái nhìn khách quan hơn về các chính sách tinh giảm biên chế và chế độ cho người bị tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước hiện nay, Luật sư 247 mời quý đọc giả tham khảo bài viết sau của chúng tôi.

Đối tượng có thể bị tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước

Ngày nay việc bạn vào biên chế nhà nước sẽ không còn xuất hiện câu chuyện biên chế suốt đời như các quy định cũ mà sẽ là câu chuyện nếu việc bạn làm trong cơ quan nhà nước được đánh giá là không có năng suất thì rất có thể bạn sẽ đứng trước nguy cơ bị tinh giảm biên chế. Việc tinh giảm biên chế này không giới hạn số lượng đối tượng cho dù bạn là cán bộ hay công chức, chỉ cần bạn có một số dấu hiệu sau được ghi nhận của chính sách tinh giảm biên chế thì bạn có nguy cơ bị áp dụng chính sách này.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:

“1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;

b) Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

c) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

d) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

g) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

h) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.”

Nguyên tắc tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước hiện nay

Việc tinh giảm biên chế không phải muốn áp dụng là có thể làm ngay mà việc thực hiện chính sách đó cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc được đề ra trong hướng dẫn. Nguyên tắc đó đề cập, việc tinh giảm biên chế cần phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và minh bạch. Ngoài ra nguyên tắc tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước còn buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt việc chi trả lương và các quyền lợi chính đáng được hưởng sau khi thực hiện tinh giản biên chế.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tinh giản biên chế như sau:

“1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.

2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.

5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.

6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.”

Chế độ cho người bị tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước
Chế độ cho người bị tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước

Chế độ cho người bị tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước

Có rất nhiều chế độ được áp dụng khi thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước. Trong số đó nổi bật khi tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước chính là hình thức thôi việc ngay. Bởi khi bộ máy nhà nước sau khi được tinh gọn, việc dư thừa người lao động sẽ là câu chuyện tất yếu xảy ra, chính vì thế việc thôi việc ngay được áp dụng rất nhiều, từ đó các chế độ thôi việc ngay khi tinh giản biên chế rất được nhiều người quan tâm.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về chính sách thôi việc như sau:

“1. Chính sách thôi việc ngay

Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 5 Nghị định này nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.”

Cách xác định tiền lương khi bị tinh giảm biên chế

Khi bị tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước điều mà bất kỳ một người lao động nào cũng quan tâm đó chính là việc nhận được tiền lương sau khi bị tinh giản biên chế. Tùy thuộc vào việc bạn bị áp dụng chinh sách tinh giản biên chế nào mà sẽ nhận được những mức tiền lương tương ứng. Và để có thể nhận được tiền lương đó, bạn cần xác định được mức tiền lương trước khi tinh giản biên chế để làm cơ sở tính lương thực lãnh sau khi tinh giản biên chế của bạn.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định vềcách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như sau:

“1. Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế. Tiền lương tháng được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.

2. Tiền lương bình quân là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương tháng bình quân của toàn bộ thời gian công tác.

3. Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng; trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng.

4. Thời gian để tính trợ cấp quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Nếu tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.

5. Thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 5, Điều 8 Nghị định này nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.”

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vân luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chế độ cho người bị tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu sử dụng dịch vụ xin xác nhận độc thân, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Chính sách tinh giảm biên chế bằng cách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước?

– Đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:
+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
+ Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

 Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế?

– Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
– Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ xã thì giải quyết như thế nào?

– Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
+ Được hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân và chế độ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.