Biên chế suốt đời là gì?

01/12/2023
Biên chế suốt đời là gì?
167
Views

Theo quy định pháp luật, biên chế là số người làm việc lâu dài trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức nhà nước. Khi làm việc trong biên chế, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng nhiều chế độ. Hiện nay, pháp luật hiện hành quy định chỉ có một số trường hợp viên chức được ký hợp đồng không xác định thời hạn hay còn được gọi là “biên chế suốt đời”. Vậy biên chế suốt đời là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Biên chế suốt đời là gì?

Pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức quy định viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hai loại hợp đồng làm việc, đó là hợp đồng làm việc có xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn. Nhiều người gọi viên chức ký hợp đồng không xác định thời hạn là viên chức vào “biên chế suốt đời”.

Biên chế suốt đời là cách gọi dân dã, thân thuộc từ trước đến nay để chỉ những vị trí công việc phục vụ lâu dài, ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định.

Tuy nhiên, theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 trở đi sẽ phải ký hợp đồng xác định thời hạn.

Như vậy, có nghĩa từ ngày 01/7/2020 trở đi, những người được tuyển dụng mới phải ký hợp đồng xác định thời hạn (tức là không còn được hưởng biên chế suốt đời).

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. (Điều 25 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019).

Mặc dù biên chế thường được xem là “bảo đảm” cho cán bộ, công chức, viên chức có việc làm đến khi nghỉ hưu với các chế độ lương, phụ cấp ổn định nhưng vẫn có trường hợp bị tinh giản biên chế – đưa ra khỏi biên chế.

Các đối tượng bị đưa ra khỏi biên chế là người dôi dư; không đáp ứng được yêu cầu công việc của vị trí việc làm; cơ quan, đơn vị không thể bố trí, sắp xếp công tác khác và những người này sẽ được giải quyết chế độ, chính sách tương ứng.

Trong đó, các đối tượng đang hưởng chế độ biên chế giờ thuộc diện tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP gồm:

  • Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính.
  • Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm nhưng đơn vị không bố trí được việc làm khác.
  • Chưa đạt trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không có vị trí khác thay thế và không thể đào tạo để chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác.
  • Có chuyên môn không phù hợp với vị trí đang làm việc nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi trước đó được bố trí việc làm khác.
  • Có hai năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà:
    • Có một năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, một năm không hoàn thành nhiệm vụ, không thể bố trí việc làm phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.
    • Có một năm xếp loại hoàn thành, một năm không hoàn thành nhưng không bố trí được việc khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.
    • Từng năm có tổng số ngày nghỉ bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ ốm đau tối đa, có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc năm trước liền kề có hai điều kiện này nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản và được cơ quan đồng ý.
  • Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện tinh giản và được đồng ý…

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp bị tinh giản biên chế này thì cán bộ, công chức, viên chức đang được hưởng “biên chế” sẽ bị đưa ra khỏi biên chế.

Các trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời

Hiện nay, pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức quy định chỉ một số trường hợp được hưởng biên chế suốt đời hay còn cách gọi khác đó là viên chức được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Dưới đây là điều kiện để viên chức được hưởng biên chế suốt đời.

Tuy vậy, theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì vẫn có một số trường hợp được hưởng biên chế suốt đời.

Cụ thể, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (tức biên chế suốt đời) được áp dụng với 03 trường hợp sau:

  • Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;
  • Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
  • Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, có 03 trường hợp viên chức được hưởng biên chế suốt đời.

Biên chế suốt đời là gì?
Biên chế suốt đời là gì?

Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc

Theo quy định pháp luật, dù là loại hợp đồng nào (hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán, hợp đồng vay, hợp đồng làm việc,…) thì hợp đồng đó đều phải đáp ứng những điều kiện nhất định để có giá trị pháp lý. Dưới đây là quy định pháp luật về nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc đối với viên chức hiện nay.

Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc quy định tại Điều 26 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:

Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng. Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
  • Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
  • Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
  • Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
  • Chế độ tập sự (nếu có);
  • Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
  • Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.

Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.

Khuyến nghị: Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ làm Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Biên chế suốt đời là gì? Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Biên chế là gì?

Mặc dù biên chế là từ được khá nhiều người dùng cũng như xuất hiện khá nhiều trong các văn bản về cán bộ, công chức, viên chức nhưng tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức hay trong các văn bản về tinh giản biên chế… không hề có định nghĩa cụ thể biên chế là gì.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
1. “Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chúng ta có thể hiểu các đối tượng hiện nay áp dụng biên chế gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Tinh giản biên chế là gì?

Tinh giản biên chế là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua công tác đánh giá, xếp loại, đưa ra khỏi chế độ biên chế với đối tượng do dôi dư, hạn chế năng lực hoặc không hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao, không thể bố trí sắp xếp được công việc khác.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tinh giản biên chế như sau
– Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
– Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
– Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
– Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.

Điều kiện để được nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Công văn số 4126/BNV-TCBC, để được nhận lương hưu hằng tháng ngay sau khi nghỉ việc, cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế phải thuộc một trong hai nhóm đối tượng sau:
Nhóm 1: Người có đủ các điều kiện sau:
– Có tuổi thấp hơn tối đa 05 năm so với tuổi nghỉ hưu tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động (tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường).
Năm 2021: Để được về hưu trước tuổi do tinh giản biên chế:
+ Cán bộ, công chức, viên chức nữ: Phải từ đủ 50 tuổi 04 tháng.
+ Cán bộ, công chức, viên chức nam: Phải từ đủ 55 tuổi 03 tháng.
– Đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm trở lên.
Nhóm 2: Người có đủ các điều kiện sau:
– Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (trường hợp được nghỉ hưu trước không quá 05 năm so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường).
Năm 2021: Để được về hưu trước tuổi do tinh giản biên chế:
+ Cán bộ, công chức, viên chức nữ: Phải từ đủ 45 tuổi 04 tháng.
+ Cán bộ, công chức, viên chức nam: Phải từ đủ 50 tuổi 03 tháng.
– Đã đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có thêm một trong hai điều kiện sau:
+ Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.