Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu như thế nào?

02/08/2023
Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu
192
Views

Theo quy định pháp luật, người lao động khi làm việc tại một doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,… thì phải tham gia bảo hiểm xã hội. Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động có được nhiều quyền lợi như ốm đau, thai sải, hưu trí, tử tuất,… Bên cạnh đó, khi người lao động chưa có sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động, người sử dụng lao động phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để thực hiện đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu. Vậy thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm những bước gì? Hãy theo dõi bài viêt dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Số bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định pháp luật, mỗi người lao động chỉ có một số và sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Do đó, việc cất giữ và quản lý sổ bảo hiểm xã hội phải thật cẩn thận. Theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động có trách nhiệm giữ gìn, quản lý sổ bảo hiểm xã hội của người lao động. Để hiểu rõ tầm quan trọng của sổ bảo hiểm xã hội, chúng ta căn cứ Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ bảo hiểm xã hội như sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
  • Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
  • Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.

Các chế độ bảo hiểm xã hội

Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi. Những quyền lợi này được quy định cụ thể tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất.
Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

  • Người làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Đơn vị thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Theo quy định tại điều 99 Luật BHXH năm 2014, trong 30 ngày kể từ thời điểm NLĐ và doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động, NSDLĐ cần chuyển hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội lần đầu gồm những gì?

Căn cứ Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc hồ sơ đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế như sau:

Hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người lao động

Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

  • (1) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • (2) Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn:

Bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

Hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

Hồ sơ đăng ký đóng BHXH lần đầu đối với đơn vị

Hồ sơ đăng ký đóng BHXH lần đầu đối với đơn vị được quy định như sau:

  • (1) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
  • (2) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
  • (3) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

(Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu

Khi người lao động hoặc người sử dụng lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu thì người yêu cầu nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Căn cứ Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc thủ tục giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

Bước 1:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại Mục 2.1 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 2:

Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:

  • 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia BHXH bắt buộc lần đầu;
  • 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia BHXH tự nguyện lần đầu;
  • 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH;

Trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng BHXH phức tạp thì không quá 45 ngày.

Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Bước 3:

10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu đơn hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm xã hội có mấy loại?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.
– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.
– Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.   

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
+ Hằng tháng;
+ 03 tháng một lần;
+ 06 tháng một lần;
+ 12 tháng một lần;
+ Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.