Nguyên tắc 2 cấp xét xử trong tố tụng hành chính là gì?

12/01/2024
Nguyên tắc 2 cấp xét xử trong to tụng hành chính
96
Views

Trong tố tụng hành chính, quy trình xét xử đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và vi phạm pháp luật. Để hiểu rõ hơn về quá trình này, chúng ta cần tìm hiểu về các cấp xét xử trong tố tụng hành chính. Theo quy định pháp luật hiện hành, trong tố tụng hành chính hay dân sự, hình sự đều có hai cấp xét xử đó là sở thẩm và phúc thẩm. Vậy nguyên tắc 2 cấp xét xử trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật tố tụng hành chính 2015

Nguyên tắc 2 cấp xét xử trong tố tụng hành chính là gì?

Cấp xét xử sơ thẩm là giai đoạn đầu tiên trong quy trình tố tụng hành chính. Tại cấp này, các tranh chấp được xem xét và giải quyết bởi một cơ quan xét xử sơ thẩm, thường là tòa án có thẩm quyền. Cơ quan này sẽ nghe các bên liên quan và xem xét chứng cứ để đưa ra quyết định. Quyết định của cơ quan xét xử sơ thẩm có thể là một án phạt, một quyết định hoặc một sự giải quyết tranh chấp.

Để bảo đảm tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Toà án, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc vụ án có thể được tổ chức xét xử nhiều lần và tổ chức hệ thống Toà án để thực hiện nguyên tắc đó trong thực tế. Cấp xét xử không đơn thuần chỉ là thủ tục tố tụng; nó còn liên quan nhiều đến cách tổ chức tố tụng, tổ chức Toà án để thực hiện việc xét xử lại vụ án.

Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Tức vụ án mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn định luật được Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Còn các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Từ đây có thể đưa ra khái niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS: là tư tưởng chỉ đạo, có tính bắt buộc chung, thể hiện quan điểm có tính định hướng của nhà nước trong việc tổ chức tố tụng để xét xử các vụ án dân sự, được quy định trong PLTTDS trong đó xác định một vụ việc dân sự được xét xử lại và chỉ có thể được xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm có thể được xét xử lại và chỉ cỏ thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của PLTTDS, nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ việc bản đảm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nội dung của nguyên tắc hai cấp xét xử như sau:

  • Thứ nhất, các bản án, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của tòa án sơ thẩm khi ban hành sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà sẽ có một thời hạn nhất định cho các đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị. Sau thời hạn đó mà các chủ thể không kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, còn nếu bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. ( Ví dụ tại Điều 317. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị BLTTDS 2004.)
  • Thứ hai, bản án , quyết định của tòa án cấp phúc thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị mà có hiệu lực ngay. Nhằm đảm bảo cho tính nhanh chóng của tố tụng cũng như tránh tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu xét lại của đương sự để kéo dài vụ án, pháp luật quy định chỉ cho phép đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị một lần mà thôi.
  • Thứ ba, nội dung (phạm vi) phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đương sự kháng cáo và bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án sơ thẩm giải quyết. Tòa phúc thẩm không thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu như vậy sẽ vừa xét xử sơ thẩm vừa xét xử phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử.
  • Thứ tư, những bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực  pháp luật phải được mọi chủ thể tuyệt đối chấp hành. Những bản án quyết định có hiệu lực pháp luật không thể bị thay đổi hay bãi bỏ. Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt để xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Theo quy định của phápluật tố tụng dân sự nước ta, các đươcng sự không có quyền kháng cáo giám đốc thẩm hay tái thẩm mà chỉ những người có thẩm quyền đứng đầu cơ quan tòa án hoặc viện kiểm sát mới có quyền quyết định.

Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính

Nếu một bên không đồng ý với quyết định của cơ quan xét xử sơ thẩm, họ có thể yêu cầu xem xét lại tại cấp xét xử phúc thẩm. Cấp xét xử phúc thẩm thường là một cơ quan cao hơn, có thẩm quyền xem xét lại và xử lý các vụ vi phạm và tranh chấp. Tại cấp này, các bên có thể nộp đơn và cung cấp bằng chứng bổ sung để hỗ trợ vụ việc của mình. Quyết định cuối cùng tại cấp xét xử phúc thẩm có thể là quyết định cuối cùng của tố tụng hành chính.

Điều 22 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như sau:

Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan có người có hành vi vi phạm pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Nguyên tắc 2 cấp xét xử trong to tụng hành chính
Nguyên tắc 2 cấp xét xử trong to tụng hành chính

Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện trong tố tụng hành chính

Quy trình xét xử trong tố tụng hành chính đảm bảo quyền lợi và công bằng cho các bên liên quan. Nó cung cấp một cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật. Việc tham gia đầy đủ và tuân thủ quy trình này là rất quan trọng để đảm bảo sự công bằng và tuân thủ pháp luật.

Điều 31 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:

Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
  • Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Nguyên tắc 2 cấp xét xử trong to tụng hành chính chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Nguyên tắc 2 cấp xét xử trong to tụng hành chính?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quy định về nhập hoặc tách vụ án hành chính như thế nào?

Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết bằng một vụ án hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Các vụ án thụ lý riêng biệt chỉ có một người khởi kiện đối với nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc các vụ án thụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính;
– Việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án hành chính phải bảo đảm việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử.
Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án hành chính khác nhau để giải quyết trong trường hợp quyết định hành chính bị khởi kiện liên quan đến nhiều người khởi kiện và quyền lợi, nghĩa vụ của những người khởi kiện đó không liên quan với nhau.
Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
Người tham gia tố tụng hành chính là người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói hoặc người khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng của người khuyết tật để dịch lại.

Đối thoại trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?

Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.