Bị cảnh cáo đảng có bị cách chức không?

05/01/2024
Bị cảnh cáo đảng có bị cách chức không?
207
Views

Khi một đảng viên bị cảnh cáo đảng, có thể có hậu quả nghiêm trọng như bị cách chức. Tuy nhiên, việc có bị cách chức hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ vi phạm và quy định của đảng. Hiện nay, pháp luật có quy định cụ thể những trường hợp nào áp dụng hình thức xử lý kỷ luật là cách chức đối với đảng viên vi phạm. Vậy bị cảnh cáo đảng có bị cách chức không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Quy định 69-QĐ/TW năm 2022;
  • Quy định 22-QĐ/TW năm 2021.

Kỷ luật cảnh cáo đối với Đảng viên có hành vi vi phạm như thế nào?

Theo quy định pháp luật, việc bị cảnh cáo chỉ là một biện pháp kỷ luật nhẹ để cảnh báo và sửa chữa hành vi vi phạm. Trái lại, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, đảng viên có thể bị cách chức hoặc phải từ chức từ các vị trí quan trọng mà họ đảm nhận.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành về hình thức kỷ luật đối với Đảng viên như sau:

Hình thức kỷ luật

1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.

3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Như vậy, kỷ luật cảnh cáo đối với Đảng viên có hành vi vi phạm là một trong các hình thức kỷ luật áp dụng với cả Đảng viên chính thức và Đảng viên dự bị.

Cũng tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định khi Đảng viên vi phạm quy định bị xử lý kỷ luật khiển trách nhưng vẫn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xem xét kỷ luật cảnh cáo.

Trong đó, Đảng viên bị cảnh cáo khi vi phạm các nội dung gồm:

  • Vi phạm quan điểm chính trị, chính trị nội bộ; tổ chức, hoạt động của Đảng; bầu cử; tuyên truyền, phát ngôn; công tác tổ chức, cán bộ; chống chạy chức chạy quyền; chức trách, nhiệm vụ, công vụ; lãnh đạo, quản lý, điều hành, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước.
  • Vi phạm về quan hệ với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
  • Vi phạm về quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ;
  • Vi phạm phòng, chống tội phạm; kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
  • Vi phạm lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở; lĩnh vực y tế; quản lý tài nguyên; bảo vệ môi trường; khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ;
  • Vi phạm quản lý, sử dụng các loại quỹ hỗ trợ, tài trợ, nhân đạo, từ thiện; thực hiện chính sách an sinh xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; chính sách dân số; kết hôn với người nước ngoài; đạo đức, nếp sống văn minh;
  • Vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo; lập hội và hoạt động của hội; tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.

Bị cảnh cáo đảng có bị cách chức không?

Quyết định về cách chức đảng viên thường được đưa ra sau một quá trình xem xét kỹ lưỡng và tuân thủ quy trình nội bộ của đảng. Các yếu tố như tính nghiêm trọng của vi phạm, tác động lên uy tín và danh dự của đảng, cùng với những quy định và quyền hạn của cơ quan lãnh đạo, đều được xem xét.

Theo khoản 1 Điều 14 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021, đảng viên giữ nhiều chức vụ (kể cả chức vụ đương nhiệm hoặc chức vụ ở các nhiệm kỳ trước đó) vi phạm kỷ luật phải cách chức thì tùy mức độ, tính chất vi phạm mà cách một, một số hay tất cả các chức vụ hoặc phải khai trừ thì tổ chức đảng quản lý đảng viên đó quyết định.

Chức vụ trong Đảng là chức vụ của đảng viên được bầu cử; được cấp có thẩm quyền chỉ định, bổ nhiệm, chuẩn y hoặc các chức danh kiêm nhiệm khác theo quy định của Đảng.(Khoản 3 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022)

Cụ thể theo Chương III Quy định 69-QĐ/TW năm 2022, trường hợp đảng viên đã kỷ luật bằng hình thức khiển trách nhưng mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp theo quy định thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

Theo đó, các hành vi vi phạm của Đảng viên có thể bị cách tất cả chức vụ trong Đảng bao gồm:

(1) Vi phạm quan điểm chính trị và chính trị nội bộ

(2) Vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng

(3) Vi phạm quy định bầu cử

(4) Vi phạm quy định tuyên truyền, phát ngôn

(5) Vi phạm quy định công tác tổ chức, cán bộ

(6) Vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền

(7) Vi phạm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ

(8) Vi phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành

(9) Vi phạm quy định bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước

(10) Vi phạm quy định quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài

(11) Vi phạm quy định quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ

(12) Vi phạm quy định phòng, chống tội phạm

(13) Vi phạm quy định kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán

(14) Vi phạm quy định khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

(15) Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

(16) Vi phạm quy định đầu tư, xây dựng

(17) Vi phạm quy định lĩnh vực tài chính, ngân hàng

(18) Vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở

(19) Vi phạm quy định trong lĩnh vực y tế

(20) Vi phạm quy định quản lý tài nguyên

(21) Vi phạm quy định bảo vệ môi trường

(22) Vi phạm quy định khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ

(23) Vi phạm quản lý, sử dụng các loại quỹ hỗ trợ, tài trợ, nhân đạo, từ thiện

(24) Vi phạm quy định thực hiện chính sách an sinh xã hội

(25) Vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội

(26) Vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực gia đình

(27) Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình

(28) Vi phạm quy định chính sách dân số

(29) Vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài

(30) Vi phạm quy định về đạo đức, nếp sống văn minh

(31) Vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo

(32) Vi phạm quy định lập hội và hoạt động của hội; tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự

(Xem chi tiết các hành vi vi phạm tại Khoản 2 ở các Điều từ Điều 25 đến Điều 56 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022)

Hiện hành có các hình thức kỷ luật của Đảng như sau:- Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

  • Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
  • Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

(Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021)

Bị cảnh cáo đảng có bị cách chức không?
Bị cảnh cáo đảng có bị cách chức không?

Quy định về kỷ luật cách chức đối với đảng viên

Sử dụng hình thức xử lý kỷ luật đảng viên là một trong những hình thức xử lý kỷ luật đòi hỏi phải tuân thủ quá trình nghiêm ngặt. Vì đây là một trong những hình thức xử lý nặng nhất đối với đảng viên. Dưới đây là quy định về kỷ luật cách chức đối với đảng viên.

Cụ thể tại Điều 14 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về kỷ luật cách chức đối với đảng viên như sau:

  • Đảng viên giữ nhiều chức vụ (kể cả chức vụ đương nhiệm hoặc chức vụ ở các nhiệm kỳ trước đó) vi phạm kỷ luật phải cách chức thì tùy mức độ, tính chất vi phạm mà cách một, một số hay tất cả các chức vụ hoặc phải khai trừ thì tổ chức đảng quản lý đảng viên đó quyết định.
  • Đảng viên tham gia nhiều cấp ủy (trừ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương) vi phạm đến mức phải cách chức cấp ủy viên cao nhất hoặc khai trừ thì do ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp ủy cấp cao nhất mà đảng viên đó là thành viên quyết định. Nếu phải cách chức cấp ủy viên ở một cấp ủy cấp dưới thì do ban thường vụ cấp ủy quản lý đảng viên đó quyết định.
  • Đảng viên tham gia nhiều cấp ủy, giữ nhiều chức vụ, bị kỷ luật cách chức một chức vụ đương nhiệm hoặc chức vụ trước đó, thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét các chức vụ khác, có thể cách chức hoặc cho thôi giữ một, một số hoặc tất cả các chức vụ khác.
  • Việc kỷ luật đối với ủy viên ủy ban kiểm tra là cấp ủy viên tiến hành như đối với cấp ủy viên. Nếu ủy viên ủy ban kiểm tra không phải là cấp ủy viên thì việc kỷ luật khiển trách, cảnh cáo tiến hành như đối với cán bộ do cấp ủy cùng cấp quản lý; trường hợp kỷ luật cách chức, khai trừ do cấp ủy cùng cấp quyết định.
  • Cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải kỷ luật cách chức, không để thôi giữ chức, không chấp nhận cho rút khỏi cấp ủy.

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Bị cảnh cáo đảng có bị cách chức không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Bị cảnh cáo đảng có bị cách chức không? hoặc các dịch vụ khác liên quan như là chi phí ly hôn thuận tình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đảng viên bị cảnh cáo sau bao lâu được xoá kỷ luật theo quy định pháp luật?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Điều lệ Đảng Công Sản Việt Nam 2011 quy định kỷ luật Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.
Theo đó, tại Điều 16 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành về hiệu lực quyết định kỷ luật như sau:
Hiệu lực quyết định kỷ luật
1. Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định (trừ quyết định kỷ luật thuộc thẩm quyền của chi bộ).
2. Quyết định khiển trách, cảnh cáo đối với đảng viên vi phạm của chi bộ có hiệu lực ngay sau khi chi bộ công bố kết quả biểu quyết quyết định kỷ luật. Trong vòng 10 ngày, chi bộ ban hành quyết định kỷ luật giao cho đảng viên bị kỷ luật, báo cáo cấp trên và lưu hồ sơ. Quyết định kỷ luật của chi bộ (trong đảng bộ bộ phận, trong đảng bộ cơ sở), của ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở được đóng dấu của đảng ủy cơ sở vào phía trên, góc trái. Đảng ủy cơ sở hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp không phải ra quyết định chuẩn y.

Theo quy định này, sau một năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Đây cũng là quy định được nêu tại khoản 5 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên thì sau 12 tháng, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Như vậy, có thể thấy Đảng viên bị cảnh cáo sau 01 năm bao lâu được xoá kỷ luật theo quy định pháp luật nếu không khiếu nại, không tái phạm cũng không vi phạm mới đến mức độ bị kỷ luật.

Đảng viên sinh từ 02 con trở lên có bị kỷ luật cảnh cáo không?

Theo quy định mới nhất tại Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định hành vi sinh con thứ ba, sinh con thứ tư, sinh con thứ năm trở lên đã không còn được ghi cụ thể như vậy mà đều được thay bằng cụm từ “Vi phạm chính sách dân số”.
Tuy nhiên, theo Điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2003 được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008 cụ thể:
Mỗi cặp vợ chồng được tự quyết định thời gian, khoảng cách sinh con và sinh một hoặc hai con theo thoả thuận của cặp vợ chồng.
Đồng thời, tại mục 2 Chương III Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có quy định:
Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.

Trong khi đó, nhiệm vụ của Đảng viên là phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, đồng nghĩa nếu Đảng viên sinh từ 02 con trở lên đã vi phạm chính sách dân số, căn cứ vào Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022.
Mặc khác, Đảng viên có thể sẽ bị kỷ luật Đảng:
– Khiển trách: Vi phạm chính sách dân số gây hậu quả ít nghiêm trọng.
– Đảng viên bị cảnh cáo hoặc cách chức (Đảng viên có chức vụ): Đã bị kỷ luật khiển trách mà vẫn tiếp tục tái phạm/gây hậu quả nghiêm trọng.
– Khai trừ: Nếu vi phạm chính sách dân số gây hậu quả rất nghiêm trọng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.