Cách xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất thế nào năm 2022?

25/10/2022
Cách xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất thế nào?
530
Views

Cách xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất thế nào?

Căn cứ theo vào từng mục đích sử dụng, pháp luật Việt Nam phân loại đất đai thành 3 loại nhóm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Vậy đất thổ cư thuộc nhóm nào trong 3 loại nhóm đất được nêu trên? Cách xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất thế nào? Xin được giải đáp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Cách xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Đất thổ cư là gì?

  • Theo pháp luật đất đai thì không có loại đất nào có tên gọi là đất thổ cư.
  • Đất thổ cư là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở, gồm đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT), đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT). Hay nói cách khác, đất thổ cư không phải là loại đất theo quy định của pháp luật đất đai mà đây là cách thường gọi của người dân.
  • Căn cứ khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013 , đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài (không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là sử dụng vĩnh viễn).

Đặc điểm của đất thổ cư

  • Đất ở là cách gọi dân gian của đất phi nông nghiệp nằm trong khu dân cư hay là loại đất được phép ở xây dựng nhà ở công trình phục vụ đời sống xã hội đất vườn gắn với nhà ở liền kề, đất thuộc khu dân cư đã được cơ quan nhà nước công nhận là đất ở.
  • Như vậy tóm lại đất thổ cư là cách gọi khác của đất ở.
  • Đất ở có thể chia thành 2 loại: đất ở tại nông thôn (ký hiệu viết tắt trên sổ đỏ là ONT) đất ở tại đô thị (ký hiệu viết tắt trên sổ đỏ là ODT).
  • Đất thổ cư nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật thì đất thổ cư vẫn được cấp sổ đỏ ình thường. Những yêu cầu cơ ản để được cấp sổ đỏ đất ở như được giao đất nhận chuyển nhượng đất đúng quy định của pháp luật đất phù hợp với quy hoạch đô thị sử dụng ổn định lâu dài không kiện tụng không lấn chiếm. để thi hành bán bảo đảm tiền vay … Người sử dụng đất ở có đủ điều kiện nhưng chưa được cấp sổ đỏ thì có thể xin cấp phép. đất nền cũng cần lưu ý đến giấy tờ nhà đất khi mua để tránh những rủi ro sau này.

Thời hạn sử dụng đất thổ cư là bao lâu?

  • Thời hạn của đất thổ cư hiện nay được chia thành 02 loại:

– Loại đất thổ cư có thời hạn sử dụng;

– Loại đất thổ cư được sử dụng ổn định, lâu dài.

  • Trong đó, đối với loại đất có thời hạn sử dụng thì thời hạn sử dụng đất thổ cư sẽ được quy định trong các giấy tờ đất, hợp đồng mua bán đất. Thông thường thời hạn của các loại đất này có thể là từ 20 -50 năm hoặc 70 năm.
  • Đối với loại đất thổ cư sử dụng ổn định và lâu dài, thời hạn sử dụng đất này sẽ phụ thuộc vào diện tích đất đã có xem có bị rơi vào trường hợp bị Nhà nước thu hồi hay không.

Điều kiện tách thửa đối với đất thổ cư

  • Do diện tích tối thiểu được tách thửa đất thổ cư ở mỗi địa phương được quy định khác nhau nên điều kiện tách thửa cũng khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật đất đai vẫn quy định về điều kiện tách thửa cơ bản cần tuân thủ như sau:

– Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất;

– Đất tách thửa không có tranh chấp;

– Đất tách thửa không thuộc các trường hợp:

+ Đang bị kê biên tài sản;

+ Không thuộc các dự án phát triển nhà ở, dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch;

+ Không thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất…

– Đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu: Theo quy định tại Điều 143, 144 Luật Đất đai 2013 và khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, diện tích tối thiểu để được tách thửa đất thổ cư nông thôn và đô thị sẽ do Ủy ban nhân dân quy định.

  • Ví dụ tại TP. Hà Nội, theo khoản 1 Điều 5 Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND, các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

– Chiều rộng và chiều sâu phải lớn hơn hoặc bằng 3m trở lên so với chỉ giới xây dựng.

– Có diện tích không được nhỏ hơn 30m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) đối với các xã còn lại.

– Khi tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang lớn hơn hoặc bằng từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.

Cách xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất thế nào?
Cách xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất thế nào?

Trường hợp nào cần xác định vị trí đất thổ cư?

  • Thực tế cho thấy việc xác định vị trí của đất thổ cư đóng vai trò quan trọng trong nhiều trường hợp, có thể liệt kê đến như sau:

– Xác định vị trí đất thổ cư để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhà ở;

– Xác định vị trí đất thổ cư để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật;

– Xác định vị trí đất thổ cư để thực hiện thẩm định, cấp giấy phép xây dựng;

– Xác định vị trí đất thổ cư phục vụ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng;

– Xác định vị trí đất thổ cư để phục vụ cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư;

– Xác định vị trí đất thổ cư để phục vụ cho việc thiết kế nhà ở;

– Các trường hợp khác;

  • Như vậy, việc xác định vị trí đất thổ cư đóng vai trò quan trọng trong nhiều trường hợp, ví dụ như để phục vụ cho công tác thu hồi đất (kiểm kê, kiểm đếm…), xác định vị trí để xây dựng nhà ở,…

Cách xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất thế nào?

  • Theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng, việc xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất được thực hiện như sau:
  • Một là, theo sơ đồ thửa đất

– Thường việc thể hiện mục đích sử dụng các loại đất được ghi nhận rõ trong sơ đồ thửa đất nếu có nhiều hơn 1 loại đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng/giao quyền sử dụng.

  • Hai là, dựa theo hồ sơ địa chính/bản trích lục bản đồ địa chính/biên bản kiểm kê, kiểm đếm về đất đai 

– Đây là những văn bản thể hiện từng loại đất trên thửa đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập để thể hiện mục đích của từng loại đất đang được sử dụng/hoặc đã được cấp giấy chứng nhận theo quy định pháp luật.

  • Ba là, theo hiện trạng sử dụng

– Nếu thửa đất đang sử dụng chưa có một trong những giấy tờ được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11 Luật Đất đai 2013 thì việc xác định mục đích sử dụng đất thổ cư được thực hiện theo hiện trạng sử dụng đất của người sử dụng đất (khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

  • Bốn là, xác định vị trí đất thổ cư theo nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất

– Nếu việc sử dụng đất thổ cư là do lấn, chiếm đất thì vị trí đất thổ cư được xác định dựa trên nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, quản lý việc sử dụng đất nếu đây là diện tích đất được hình thành do lấn chiếm (khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

  • Như vậy, thông thường việc xác định vị trí đất thổ cư được thực hiện theo sơ đồ thửa đất, trích lục bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng thửa đất, hiện trạng sử dụng các loại đất… như chúng tôi đã nêu ở trên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Cách xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất thế nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang có ý định ly hôn và không biết việc chia nhà đất sau ly hôn, tội quấy rối trật tự công cộng hoặc để được giải đáp các thắc mắc về thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng nhất, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đất thổ cư vượt hạn mức thì hộ gia đình sử dụng đất đóng tiền như thế nào?

Đất ở vượt hạn mức đóng tiền sử dụng đất như thế nào?Điểm khác biệt giữa trường hợp sử dụng đất ở trong hạn mức và vượt hạn mức là tiền sử dụng đất phải nộp và được tính theo cách khác nhau, cụ thể:
– Đối với phần đất trong hạn mức có thể không phải nộp tiền sử dụng đất; trường hợp phải nộp thì tiền sử dụng đất được tính theo giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) ban hành.
– Đối với phần diện tích cấp vượt hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất và được tính theo giá đất cụ thể nên số tiền phải nộp sẽ cao hơn nếu cùng đơn vị diện tích.

Thủ tục chuyển sang đất thổ cư gồm những bước nào?

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Bước 4Trả kết quả

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời