Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu tiền năm 2022?

25/10/2022
Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu?
250
Views

Hiện nay có nhiều học sinh chưa đủ 18 tuổi nhưng vì muốn thể hiện với bạn bè nên đã sử dụng những phương tiện có dung tích 50cm3 trở lên để đến trường. Vây mức phạt cho việc chưa đủ tuổi lái xe là gì? Và chưa đủ tuổi lái xe bị phạt bao nhiêu tiền? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Điều kiện về tuổi lái xe của người tham gia giao thông

  • Theo khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
  • Theo đó, điều kiện về tuổi và sức khỏe của người lái xe quy định như sau:

+ Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

+ Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

+ Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

  • Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu?
Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu?

Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

  • Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

  • Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về độ tuổi lái xe như sau:

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Khi tham gia giao thông, điều khiển phương tiện lưu thông trên đường, người tham gia phải đáp ứng đủ điều kiện như đã nêu ở trên, nếu vi phạm điều kiện về độ tuổi điều khiển xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 điều 21- Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

  • Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

[…] 4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

  • Theo quy định trên thì nếu điều khiển xe máy khi chưa đủ 18 tuổi, tùy từng trường hợp mà bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Mức phạt đối với hành vi giao xe cho người chưa đủ tuổi lái xe

  • Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi giao xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) có thể chịu các mức phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ phương tiện;

+ Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý như dịch vụ thám tử theo dõi, ly hôn nhanh nhất hoặc sử dụng dịch vụ tách sổ đỏ, đổi tên mẹ trong giấy khai sinh của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hotline liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt đối với hành vi giao xe cho người chưa đủ tuổi lái xe là gì?

Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi giao xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) có thể chịu các mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ phương tiện;
– Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm giao thông xử lý thế nào?

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm giao thông tùy vào vi phạm cụ thể bị xử lý khác nhau:
Thứ nhất: Vi phạm giao thông được xem xét dưới góc độ hành chính
Theo khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì: “Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.”.
Như vậy, người từ đủ 14 đuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm giao thông không bị phạt tiền.
VD: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe máy bị phạt cảnh cáo theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Thứ hai: Vi phạm giao thông được xem xét dưới góc độ hình sự
Bộ luật hình sự hiện hành quy định về một số tội phạm có khách thể là trật tự an toàn giao thông như: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS), Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 261 BLHS),  Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Điều 264 BLHS),… Các tội này từ Điều 260 đến Điều 284 Bộ luật hình sự.
Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi vi phạm giao thông ứng thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội sau đây:
– Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép)
– Điều 266 (tội đua xe trái phép).
Thứ ba: Vi phạm giao thông được xem xét dưới góc độ dân sự
Do không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển phương tiện gây ra những vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người khác. Lúc này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong dân sự được đặt ra. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp cụ thể mà chủ thể phải bồi thường sẽ khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.