Cách tính phụ cấp độc hại trong quân đội như thế nào?

22/12/2023
Cách tính phụ cấp độc hại trong quân đội
275
Views

Phụ cấp độc hại là một trong những quyền lợi mà cả người sử dụng lao động và người lao động đều rất quan tâm. Thực tế cho thấy không phải công ty nào cũng trả khoản phụ cấp này cho nhân viên của mình. Điều này có nghĩa là người sử dụng lao động sẽ chỉ trả cho người lao động quyền lợi này nếu họ làm việc trong môi trường độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Cách tính phụ cấp độc hại trong quân đội qua bài viết dưới đây nhé!

Đối tượng áp dụng mức phụ cấp độc hại nguy hiểm

Trên thực tế thì để sản xuất ra một số loại sản phẩm hay hàng hóa thì trong quá trình sản xuất chúng sẽ có những thành phần độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, vậy nên người lao động trực tiếp tham gia qua trình sản xuất đó có thể bị ảnh hưởng xấu bởi những chất đó trong quá trình làm việc.

Cụ thể tại Mục I Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:

– Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

– Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Cách tính phụ cấp độc hại trong quân đội

Pháp luật nước ta đã đưa ra danh sách liệt kê ra các ngành nghề được coi là những côgn việc mang tính độc hại nguy hiểm, trong số đó thì các ngành nghề sản xuất thuộc quân đội cũng chiếm một số lượng rất lớn, vậy nên việc áp dụng phụ cấp độc hại trong quân đội là rất cần thiết.

Hiện nay đã tăng lương cơ sở lên 1.800.000/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở trước đó). Với sự thay đổi như vậy thì mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ ngày 01/7/2023, cụ thể như sau:

MứcHệ sốMức tiền phụ cấp
10,1180.000 đồng/tháng
20,2360.000 đồng/tháng
30,3540.000 đồng/tháng
4 0,4720.000 đồng/tháng

– Cách tính trả phụ cấp

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

– Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;

Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

Cách tính phụ cấp độc hại trong quân đội

Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Như đã phân tích ở trên thì pháp luật đã quy định cụ thể về những ngành nghề độc hại nguy hiểm trong quân đội, khi đó các trường hợp này sẽ được áp dụng mức phụ cấp độc hại, vậy thì quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm này ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

(1) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

– Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

– Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

– Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

– Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

(2) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).

(3) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).

(4) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Cách tính phụ cấp độc hại trong quân đội” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có được quy đổi để hưởng trợ cấp 1 lần khi sĩ quan làm việc trong điều kiện độc hại không?

Theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật thì sĩ quan có thời gian công tác ở ngành nghề đặc thù quân sự được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi để hưởng trợ cấp một lần khi thôi phục vụ tại ngũ hoặc khi đang trong thời gian phục vụ tại ngũ mà hy sinh, từ trần. Sĩ quan làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khác nhau thì mức quy đổi thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thôi phục vụ tại ngũ cũng khác nhau.
Thời gian tăng thêm do quy đổi khi làm việc ở các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nêu trên chỉ được thực hiện để tính hưởng trợ cấp một lần đối với sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ hoặc hy sinh, từ trần; không được tính là thời gian công tác thực tế trong Quân đội.

Phụ cấp Quân đội theo Nghị quyết 27-NQ/TW sau khi cải cách tiền lương như thế nào?

phụ cấp sẽ được thay đổi như sau khi cải cách tiền lương theo Nghị Quyết 27-NQ/TW:
Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.