Chuyển từ cán bộ sang công chức như thế nào?

28/11/2023
Chuyển từ cán bộ sang công chức
109
Views

Để một đất nước hoạt động đi vào quỹ đạo thì vai trò của bộ máy quản lý Nhà nước là rất quan trọng, đây là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước cũng như quản lý đối với tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Để bộ máy quản lý Nhà nước này được hoạt động thì không thể thiếu sự đóng góp của các thành phần là các cán bộ, công chức đang hoạt động và làm việc tại các cơ quan đơn vị sự nghiệp. Vậy thì việc “Chuyển từ cán bộ sang công chức” có được hay không?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Cán bộ công chức là gì?

Hiện nay, bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đang dần chiếm số lượng lớn hơn nữa trong tổng số dân của nước ta. Đây tuy là thành phần không chiếm số lượng lớn với tỉ lệ chỉ khoảng chưa đến 10% dân số nhưng đây là một trong những thành phần cốt lõi và có vai trò quan trọng đối với đất nước.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì có thể hiểu:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

– Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật Cán bộ, công chức 2008.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.

– Chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Cán bộ xã, phường, thị trấn (cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:

– Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

– Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

– Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

– Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;

– Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 theo quy định của Chính phủ.

Công chức có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

– Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật Cán bộ, công chức 2008.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

– Chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ ch

Chuyển từ cán bộ sang công chức

Như đã phân tích ở trên thì cán bộ công chức có vai trò rất quan trọng trong sự hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước, vậy nên việc tuyển dụng công chức cũng hết sức được quan tâm và chú trọng. Hiện nay, nguồn cán bộ công chức được tuyển dụng thông qua các hình thức như: thi tuyển, xét tuyển và trong một số trường hợp đặc biệt….

Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP như sau:

– Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã khi có tuyển dụng công chức cấp xã quy định tại Điều 6 Nghị định này và yêu cầu công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được tuyển dụng không qua thi tuyển, xét tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
+ Người tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi ở trong nước hoặc đạt loại khá trở lên ở nước ngoài, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng;
+ Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có ít nhất 05 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển dụng.

– Công chức cấp xã được bầu giữ chức vụ quy định là cán bộ cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ (không trong thời hạn bị kỷ luật) thì được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tiếp nhận trở lại. Trường hợp không còn vị trí chức danh công chức cấp xã thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định này được bố trí chức danh theo đúng chuyên ngành đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước ngày được tuyển dụng, tiếp nhận vào công chức (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) được tính để làm căn cứ xếp lương phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng.

Chuyển từ cán bộ sang công chức

Có thể thấy, với trường hợp đã là cán bộ xã thì vẫn sẽ được xem xét, tiếp nhận trở lại vào công chức xã nếu trước khi làm cán bộ xã đã là công chức.

Đồng thời, trường hợp này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Theo đó, cán bộ cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ sẽ được xem xét, tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển nếu đáp ứng các tiêu chuẩn:

– Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của chức danh công chức cấp xã; Tốt nghiệp trung cấp trở lên với công chức làm việc ở các xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa… có điều kiện đặc biệt khó khăn;

– Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ theo quy định;

– Vị trí chức danh công chức còn số lượng và vị trí cần tuyển dụng;

– Đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;

– Tại thời điểm được tiếp nhận không trong thời gian bị xem xét kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử và không trong thời hạn bị thi hành kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đặc biệt, nếu trước khi được bầu giữ chức vụ cán bộ xã mà chưa phải công chức thì thời gian giữ chức vụ cán bộ phải ít nhất là đủ 60 tháng trở lên.

Như vậy, có thể vẫn có trường hợp được chuyển từ cán bộ xã sang công chức xã. Tuy nhiên, để được xét chuyển thì cán bộ xã phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã nêu ở trên.

Nội dung quản lý công chức

Hiện nay pháp luật nước ta đã ban hành luật cán bộ công chức cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có nội dung liên quan đến việc quản lý các đối tượng là cán bộ công chức về nhiều khía cạnh như tuyển dụng, nâng ngạch, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng…. các nội dụng quản lý công chức được quy định cụ thể như sau:

– Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công chức.

– Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức.

– Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; vị trí việc làm và cơ cấu công chức.

– Xác định số lượng và quản lý biên chế công chức.

– Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng công chức.

– Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức.

– Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức.

– Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.

– Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.

– Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức.

– Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức.

Căn cứ Điều 69 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:

Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. Hồ sơ cán bộ, công chức phải có đầy đủ tài liệu theo quy định, bảo đảm chính xác diễn biến, quá trình công tác của cán bộ, công chức.

2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.

3. Bộ Nội vụ hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã tư vấn có liên quan đến vấn đề “Chuyển từ cán bộ sang công chức“. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về văn bản thừa kế đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chuyển từ cán bộ xã sang công chức xã có phải tập sự không?

Theo khoản 2 Điều 62 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về trường hợp cán bộ cấp xã chuyển thành công chức cấp xã. Cụ thể, những đối tượng này sẽ được:
– Miễn chế độ tập sự, hưởng chế độ, chính sách liên tục nếu khi thôi chức vụ và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét thành công chức cấp xã;
– Nếu không được chuyển thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định;
– Nếu là cán bộ được điều động, luân chuyển, biệt phái thì được bố trí công tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định.
Như vậy, có thể thấy, nếu cán bộ xã đủ điều kiện được chuyển sang công chức xã thì sẽ không phải thực hiện tập sự.

Quy định về luân chuyển cán bộ công chức như thế nào?

Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về việc luân chuyển cán bộ được quy định tại Điều 26. Quy định về luân chuyển công chức.Việc điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Luân chuyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ. (Khoản 1, Điều 3 Quy định số 98-QĐ/TW)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.