Các loại vi phạm pháp luật

23/01/2022
Các loại vi phạm pháp luật
2251
Views

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Ví dụ, nếu căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật thì có thể chia vi phạm pháp luật thành các loại tương ứng với các ngành luật như vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự… Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu.

Trong khoa học pháp lý Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Theo tiêu chí này, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:

Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm

Theo pháp luật hình sự của Việt Nam thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

Vi phạm hành chính

Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

Vi phạm dân sự 

Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.

Vi phạm kỷ luật 

Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế; quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức; tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác; hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Vi phạm Hiến pháp là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp.

Khi nào phải chịu trách nhiệm hình sự

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định tại bộ luật hình sự; thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thuật ngữ trách nhiệm ở đây không dùng để chỉ nghĩa vụ mà công dân phải có với nhà nước và xã hội; mà nó được dùng để chỉ hậu quả pháp lý bất lợi mà một người phải gánh chịu trước nhà nước và xã hội; vì họ đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội,…

Trách nhiệm hình sự chính là dạng trách nhiệm pháp lí bao gồm: “nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự; chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và mang án tích”.

Vậy, trách nhiệm hình sự của người phạm tội có thể được hiểu là trách nhiệm pháp lý của người phạm tội; phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Các loại vi phạm pháp luật”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các loại vi phạm pháp luật này được xử lí như thế nào?

=> Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm pháp luật mà pháp luật có những hành vi xử phạt khác nhau: phạt tiền, lao động công ích, phạt tù,…

Hình phạt là gì?

Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người; hoặc pháp nhân thương mại phạm tội; nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền; lợi ích của người; pháp nhân thương mại đó.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? 

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự được định nghĩa là loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của cá nhân; hoặc tổ chức đối với bên thứ ba khi xảy ra rủi ro. Trong đó, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sẽ là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm với người thứ ba.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Tư vấn luật

Comments are closed.