Mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm

30/01/2022
1346
Views

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

Những thắc mắc về việc “Mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm” sẽ được giải đáp trong bài viết dưới dây, mời bạn tham khảo!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm.

Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo khu vực địa lý:

Mô hình nghiên cứu theo khu vực địa lý là hướng nghiên cứu hiện tượng tội phạm dựa vào sự phân tích cơ cấu xã hội – lãnh thổ, bao gồm khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Tại phần lớn các xã hội, các số liệu nghiên cứu đáng tin cậy chỉ rằng tỉ lệ tội phạm ở khu vực đô thị bao giờ cũng lớn hơn so với khu vực nông thôn. Có nhiều yếu tố khác nhau giải thích cho vấn đề này như:

+ Đô thị là nơi tập chung của nhiều mô hình kiến trúc không gian bao gồm khu dân cư, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, doanh nghiệp, phương tiện giao thông…với sự hiện đại, tiện nghi của nó đã tạo điều kiện cho tội phạm phát triển hơn so với khu vực nông thôn.

+ Cơ cấu kinh tế đô thị đa dạng và phong phú, sự kiểm soát xã hội nhìn chung lỏng lẻo hơn, trong khi đó ở khu vực nông thôn, mối liên kết giữa chính quyền và cộng đồng địa phương trực tiếp và chặt chẽ hơn.

+ Tính cộng đồng tập thể rất cao, quen biết nhau hết, thưa

+ Thường ở thành thị, con người có lối sống dửng dưng, xã giao. Nghe thấy trộm thì không phải việc nhà mình

+ Hầu như các quan hệ kinh tế và nguồn lực xã hội tập chung ở đô thị, dẫn đến tình hình đa dạng, phức tạp.

 Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo lứa tuổi:

Là sự phân bố tổng số dân cư theo từng độ tuổi hoặc nhóm lứa tuổi nhất định. Phần lớn những người phạm tội thường thuộc vào độ tuổi từ khoảng 18 – 30 tuổi. Điều này khá dễ hiểu vì ở độ tuổi này, mặt tâm sinh lý của con người chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ và toàn diện nhất, chỉ cần một tác động bên ngoài dù là nhỏ nhất cũng rất dễ khiến họ trở nên kích động và từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực như việc thực hiện tội phạm. Nếu gia đình, đặc biệt là các bậc làm cha mẹ, không kịp thời phát hiện những biểu hiện sai lệch về mặt tâm sinh lý của con em mình, từ đó không có những biện pháp giáo dục phù hợp để điều chỉnh. Mặt khác, những người thuộc lứa tuổi này, thường là những người chưa có vị thế xã hội, chưa khẳng định được vị trí của bản thân mình trong cộng đồng, cũng có thể vẫn đang thất nghiệp do thiếu việc làm và kinh nghiệm sống, vì vậy cũng rất dễ rơi vào mặc cảm, nghĩ mình thất bại, thua kém hơn người khác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiền cho những người thuộc độ tuổi này phạm tội nhiều hơn các lứa tuổi khác

Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo giới tính:

Tỉ lệ tội phạm ở nam giới bao giờ cũng cao hơn ở nữ giới. Điều này có thể hiểu thứ nhất là vì đặc điểm về cơ thể cũng như tâm sinh lý của nam giới, họ là những người thuộc về “phái mạnh”, thường có xu hướng “hành động” hơn là “lời nói”. Tương tự trong cuộc sống, nhiều khi những tình huống mâu thuẫn xảy ra, họ thường dùng hành động để giải quyết. Sự kiềm chế của nam giới cũng kém hơn phụ nữ nên khi bị kích động đến một giới hạn nhất định, nam giới rất có thể sẽ dễ dàng gây ra hành vi phạm tội. Ở một số khía cạnh khác, nam giới vì “cái tôi” bản thân quá cao nên cũng rất dễ bị chính những thứ gọi là “sĩ diện” đó chi phối hành vi. Hơn nữa, trong cuộc sống thường ngày, nam giới cũng là phái phải gánh trên vai trách nhiệm, là trụ cột của gia đình. Áp lực từ công việc, từ cuộc sống cũng là một phần nhân tố tác động đến hành vi phạm tội của họ.

Đặc biệt, trong tội phạm cụ thể như tội hiếp dâm, vì đặc điểm sinh lý, nên người phạm tội chỉ có thể là nam giới (phụ nữ chiếm rất ít, hầu như không đáng kể). Hay như tội bạo hành, ngược đãi thì người phạm tội cũng đa phần là nam giới.

Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo phân tầng xã hội:

Đây là mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm dựa theo sự phân tích cơ cấu xã hội – giai cấp. Sự phân tầng xã hội cùng với quá trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội đã đưa tới sự hình thành nên những giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, có mức sống và chất lượng sống khác nhau. Những điều kiện xã hội như sự nghèo khổ, bất ổn định về kinh tế, tình trạng nhà ở tồi tàn, định hướng giáo dục kém… dễ dẫn tới tội phạm hơn. Do đó, tầng lớp bình dân, người nghèo thường mắc phải tội phạm nhiều hơn vì họ phải đối đầu nhiều hơn với các hoàn cảnh kinh tế và xã hội gay go. Ngoài ra con em của họ có thể bị xã hội hóa nhiều hơn theo cung cách tiếp xúc với môi trường tội phạm.

Mời bạn xem thêm 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay ra sao? 

Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an ninh toàn xã hội đã gặp không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Theo thống kê, trong những năm gần đây, mỗi năm phát hiện trung bình trên 70 ngàn vụ phạm tội các loại, trong đó khoảng 50 ngàn vụ phạm tội về trật tự xã hội, trên 10 ngàn vụ phạm tội về ma túy. So với các nước trên thế giới và trong khu vực, tình hình tội phạm Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp tuy nhiên lại có mức độ và tính chất phức tạp.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.