Cá nhân vận động từ thiện có phải mở tài khoản riêng?

29/10/2021
Cá nhân vận động từ thiện có phải mở tài khoản riêng?
406
Views

Chào Luật sư. Gần đây trên cộng đồng mạng có khá nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề sao kê và từ thiện. Điều này dẫn tới nhiều nghi vấn trong việc dùng tài khoản cá nhân để huy động từ thiện liệu có vi phạm pháp luật? Nhiều ý kiến cho rằng nếu muốn làm từ thiện thì nên mở một tài khoản khác để đảm bảo minh bạch. Vậy theo Luật sư, Cá nhân vận động từ thiện có phải mở tài khoản riêng? Rất mong nhận được góc nhìn từ phía luật sư về vấn đề này! Chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 93/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 02/2019/TT-NHNN

Nội dung tư vấn

Từ thiện luôn là nghĩa cử cao đẹp từ xưa đến nay. Làm từ thiện là việc làm giúp san sẻ những khó khăn, mất mát của những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện từ thiện là muôn vàn những vấn đề gây hoang mang mã hội. Để đảm bảo việc từ thiện được minh bạch, dễ dàng, Chính phủ vừa ban hành nghị định 93/2021/NĐ-CP. Theo đó, việc từ thiện được quy định rõ ràng hơn.

Từ thiện là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa về từ thiện. Theo một cách dễ hiểu nhất, từ thiện có nghĩa là làm việc tốt xuất phát lòng yêu thương người. Nó có thể là những việc giúp đỡ những người yếu kém, thiếu may mắn. Những hành vi, việc làm tốt mà không xuất phát từ lòng thương thì không được gọi là từ thiện. Một trong những đặc điểm của “từ thiện” là thường xuất phát từ lòng tự nguyện, nên không có những nguyên tắc bắt buộc nào.

Tuy nhiên, theo quan điểm chung thì từ thiện là hành vi giúp người nhưng không phải tất cả hành động giúp người nào cũng được gọi là từ thiện. Từ thiện thường phải đi chung với bất vụ lợi (làm không vì lợi ích riêng) và thiện nguyện (tự nguyện làm vì điều tốt)

Tài khoản ngân hàng là gì?

Tài khoản ngân hàng hiểu theo định nghĩa đơn giản chính là một dạng tài sản tại ngân hàng, cho phép bạn gửi tiền vào và thực hiện những mục đích của mình như tiết kiệm hay thanh toán. Hiện nay có hai loại tài khoàn chính là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Với mỗi tài khoản, ngân hàng cấp cho khách hàng một dãy số, gọi là số tài khoản ngân hàng. Số tài khoản thường bao gồm 8 chữ số đến 15 chữ số (tùy ngân hàng). Số tài khoản giúp khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, chính xác và an toàn.

Xem thêm: Cách đăng ký Số tài khoản Ngân hàng cực đẹp mà miễn phí cho doanh nghiệp qua mạng

Điều kiện mở tài khoản ngân hàng

Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự; người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật.
  • Người có khó khăn trong nhận thức; không làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

Cá nhân vận động từ thiện có phải mở tài khoản riêng?

Theo nghị định 93/2021/NĐ-CP:

Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận; quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện; bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận; quản lý; bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt; hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức; cá nhân đóng góp yêu cầu.

Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

Căn cứ nguồn đóng góp tự nguyện của từng cuộc vận động, tiếp nhận, cá nhân có trách nhiệm thông báo với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi; đối tượng; mức; thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối; sử dụng theo đúng cam kết; kể cả đối với những khoản đóng góp có điều kiện; địa chỉ cụ thể (nếu có).

Tài khoản ngân hàng dùng cho từ thiện được công khai như thế nào?

Khi vận động; tiếp nhận; phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận, địa điểm tiếp nhận, thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, việc quy định cá nhân vận động từ thiện phải mở tài khoản riêng là quy định phù hợp với việc làm từ thiện hiện nay. Điều này khiến cho các hoạt động từ thiện được minh bạch, rõ ràng. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các nhà hảo tâm có thể hoạt động từ thiện một cách công khai, dễ dàng. Hơn nữa, điều này giúp loại bỏ hành vi ăn chặn từ thiện của một số cá nhân vụ lợi.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Cá nhân vận động từ thiện có phải mở tài khoản riêng? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Sao kê tài khoản trực tiếp được thực hiện như thế nào?

Các bước sau thực hiện sao kê tài khoản trực tiếp:
Đến phòng giao dịch hoặc chi nhanh thuận tiện nhất.
Xuất trình giấy tờ chứng minh như CCCD/CMND/hộ chiếu còn hiệu lực bản gốc; thông tin về tài khoản ngân hàng.
Sau khi chứng thực được thông tin; khách hàng sẽ được nhận bản in sao kê các giao dịch yêu cầu (lưu ý kiểm tra để xác định bản in không bị mờ, có đầy đủ các mục, có chữ ký của ngân hàng).

Các hình thức in sao kê tài khoản Ngân hàng

Thông thường, có 03 cách in sao kê tài khoản ngân hàng:
In sao kê tại Ngân hàng;
In sao kê trực tuyến qua Internet Banking;
In sao kê tại cây ATM.

Người không phải chủ tài khoản có được in sao kê tài khoản đó không?

Người không phải chủ tài khoản thông thường sẽ không được thực hiện thủ tục in sao kê tài khoản ngân hầng của chủ tài khoản đó. Tuy nhiên có thể được in sao kê nếu có giấy ủy quyền của chủ tài khoản ngân hàng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời