Tại sao ngân hàng được bảo lãnh một phần cho hối phiếu?

31/08/2021
Tại sao ngân hàng được bảo lãnh một phần cho hối phiếu?
1159
Views

Việc sử dụng hối phiếu trong thanh toán quốc tế là một hình thức rất thông dụng và phổ biến. Việc chuyển nhượng giá trị hối phiếu thường là toàn phần giá trị hối phiếu. Vậy tại sao ngân hàng được bảo lãnh một phần cho hối phiếu? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật các công cụ chuyển nhượng 2005

Nội dung tư vấn

Bảo lãnh hối phiếu là gì?

Bảo lãnh hối phiếu được hiểu là việc bên thứ ba cam kết sẽ bảo lãnh thanh toán toàn bộ; hay một phần số tiền ghi trên hối phiếu cho người được bảo lãnh.

Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 cũng quy định rõ như sau:

Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.

Hình thức của bảo lãnh hối phiếu

Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh” và các thông tin sau của người bảo lãnh và người được bảo lãnh trên hối phiếu đòi nợ; hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu đòi nợ.

  • Số tiền bảo lãnh;
  • Tên người bảo lãnh;
  • Tên người được bảo lãnh;
  • Địa chỉ;
  • Chữ ký

Trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh; thì việc bảo lãnh được mặc định là bảo lãnh cho người ký phát.

Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh

Quyền của người bảo lãnh

Người bảo lãnh chỉ có quyền huỷ bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ không đủ các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 16 của Luật các công cụ chuyển nhượng 2005.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lý tài sản bảo đảm của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát, người chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán.

Nghĩa vụ của người bảo lãnh

Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu đòi nợ đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán.

Tại sao ngân hàng được bảo lãnh một phần cho hối phiếu?

Thông thường, khi thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế; để đảm bảo đơn hàng được thực hiện; cũng như ràng buộc trách nhiệm đối với người mua; người bán có thể yêu cầu đặt cọc. Trường hợp này, người mua sẽ đặt cọc từ 10-30% tùy theo thỏa thuận giữa người mua và người bán.

Như vậy, người mua có thể đã thanh toán cọc 30% trên tổng giá trị hối phiếu. Nếu ngân hàng bảo lãnh 100% giá trị hối phiếu thì người bán sẽ được lợi trong khi ngân hàng và người mua sẽ trả thừa tiền.

Để khắc phục các trường hợp trên, tạo một môi trường thanh toán linh hoạt hơn cho các bên; pháp luật quy định ngân hàng có thể bảo lãnh một phần giá trị hối phiếu.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X: 0833.102.102 .

Câu hỏi thường gặp

Hối phiếu đòi nợ là gì?

Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

Người thụ hưởng là gì?

Người thụ hưởng là người sở hữu công cụ chuyển nhượng với tư cách của một trong những người sau đây

Thời hạn thanh toán, thời hạn gửi thông báo truy đòi và thời hiệu khởi kiện khi có tranh chấp được tính thế nào?

Thời hạn thanh toán, thời hạn gửi thông báo truy đòi và thời hiệu khởi kiện khi có tranh chấp về quan hệ công cụ chuyển nhượng được tính cả ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ cuối tuần; nếu ngày cuối cùng của thời hạn trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời