Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có phạm luật?

19/09/2021
Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có phạm luật?
823
Views

Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có phạm luật?

Chào Luật sư, do làm ăn thua lỗ nên gia đình tôi có vay của anh B một số tiền lớn để thanh toán nợ nần. Tuy nhiên, đến hạn trả; tôi không thể thu xếp trả nợ cho anh B được. Anh B ngỏ lời muốn tôi đến làm tại doanh nghiệp của anh để trừ nợ dần. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, anh B có hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ như vậy có vi phạm pháp luật không? Trường hợp này tôi có quyền từ chối không? Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Luật sư tư vấn

Hợp đồng lao động là gì?

Theo quy định tại điều 13 Bộ luật lao động 2019:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Như vậy, HĐLĐ cũng là một loại hợp đồng dân sự đặc biệt, mang những đặc điểm nói chung của hợp đồng đó là sự tự do thoả thuận; sự tự nguyện; bình đẳng. Tuy nhiên, HĐLĐ cũng mang những đặc trưng riêng. Đó chính là yếu tố quản lý của NSDLĐ và NLĐ.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

HĐLĐ phải được giao kết dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
  • Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Hình thức hợp đồng lao động

Bộ luật lao động 2019 quy định các hình thức của HĐLĐ bao gồm:

  • HĐLĐ bằng văn bản;
  • HĐLĐ bằng lời nói;
  • HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.

Theo quy định tại điều 14 Bộ luật lao động 2019, HĐLĐ  phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản; NLĐ giữ 01 bản; NSDLĐ động giữ 01 bản; trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Hai bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng; trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.

Các loại hợp đồng lao động

Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, loại hợp đồng lao động được quy định chặt chẽ và là nội dung bắt buộc khi ký kết HĐLĐ. Theo pháp luật hiện hành, có hai loại hợp đồng lao động:

HĐLĐ không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn; thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Nội dung chủ yếu của Hợp đồng lao động

Theo quy định tại điều 21 Bộ luật lao động 2019, HĐLĐ phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên; địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên; chức danh của người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ;
  • Họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân; Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên NLĐ;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc; nâng lương;
  • Thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động choNLĐ ;
  • Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Đào tạo; bồi dưỡng; nâng cao trình độ; kỹ năng nghề;

Ngoài ra, HĐLĐ còn có thể có các điều khoản khác trong các trường hợp công việc mang tính đặc thù riêng.

Hiệu lực của hợp đồng lao động

Các bên có thể thoả thuận về thời điểm HĐLĐ có hiệu lực;

Nếu các bên không có thoả thuận, thì HĐLĐ có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết.

Có thể buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ?

Căn cứ theo khoản 3 điều 17 Bộ luật lao động 2019:

Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết; thực hiện hợp đồng lao động đó là buộc NLĐ thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho NSDLĐ.

Do đó, NSDLĐ không được ép NLĐ tạo dựng quan hệ nhằm mục đích trả nợ.

Giải quyết vấn đề

Như đã phân tích ở trên, NSDLĐ không thể buộc NLĐ tạo dựng quan hệ nhằm mục đích trả nợ.

Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng các biện pháp khác để hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ có phạm luật? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tiền lương là gì?

Theo điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định: tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu

Người lao động có hành vi đánh bạc tại nơi làm việc có bị có bị sa thải không?

Căn cứ theo điều khoản 1 điều 125 Bộ luật lao động 2019, Người lao động có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải nếu như NLĐ có hành vi đánh bạc tại nơi làm việc.

Có thể xoá kỷ luật lao động không?

Theo quy định tại điều 126 Bộ luật lao động 2019
NLĐ bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng; hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời