Bố viết giấy bán đất cho con gái, liệu có thể làm sổ đỏ không?

25/01/2022
Bố viết giấy bán đất cho con gái, liệu có thể làm sổ đỏ không?
727
Views

Gia đình tôi trong sổ hộ khẩu có bố tôi, mẹ tôi, tôi, và vợ con tôi, sổ đỏ nhà đất mang tên bố tôi. Nay bố tôi đã qua đời chỉ còn mẹ tôi ở cùng vợ chồng tôi, tôi là con trai duy nhất trong gia đình. Trước khi qua đời, bố tôi có viết giấy bán đất cho nhà em gái tôi một phần mảnh đất tôi đang ở, giấy bán chỉ có mình chữ ký của ông và cán bộ xã. Trong trường hợp em tôi tự ý làm sổ đỏ nếu được cấp thì có đúng với pháp luật không? Trong 10 năm nay gia đình tôi vẫn đóng thuế như trong sổ đỏ nghĩa là trong sổ đỏ vẫn còn nguyên vẹn chưa tách sở dĩ có chuyện như vậy vì tôi đi làm ăn xa nhà nhưng không bất hiếu với bố mẹ.

Cảm ơn bạn! 

Luật sư X sẽ giải quyết thắc mắc của bạn về “Bố viết giấy bán đất cho con gái, liệu có thể làm sổ đỏ ?” trong bài viết dưới đây. 

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Bố viết giấy bán đất cho con gái, liệu có thể làm sổ đỏ không?

Theo như nội dung thư bạn trình bày, bạn không nêu rõ thời điểm cũng như thủ tục tiến hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố và em gái bạn. Tuy nhiên, việc tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng theo quy định của Luật Đất đai.

Luật Đất đai 2013 quy định tại khoản 3 Điều 167:

“Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Tóm lại:

Như vậy, để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố bạn và em gái bạn có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng này phải được lập thành văn bản và phải có công chứng,chứng thực. Về việc hợp đồng tặng cho đó có chữ ký của cán bộ xã chưa đảm bảo rằng hợp đồng đó đã được chứng thực đúng theo quy định của pháp luật. Do đó, để kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng giữa bố và em gái bạn, bạn cần kiểm tra lại việc hợp đồng đã được chứng thực hay chưa bằng cách bạn có thể mang đến ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận.

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Nếu hợp đồng chưa được chứng thực thì trong trường hợp này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ bị vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức theo quy định tại điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Do đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu trên thì em bạn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với phần diện tích đất nhận chuyển nhượng. Về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đối với trường hợp của em bạn được pháp luật quy định

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bố viết giấy bán đất cho con gái, liệu có thể làm sổ đỏ không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện gồm những gì? 

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);
c) Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1; khoản 2 Điều 8 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là nhà ở;
d) Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng; theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này; đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng;
đ) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính; theo quy định của pháp luật (nếu có);
e) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng; (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại các điểm b, c; và d khoản này đã có sơ đồ nhà ở; công trình xây dựng).

Đất đang có tranh chấp có được tiếp tục sử dụng không?

Theo quy định của Luật đất đai hiện hành, khi đất đang có tranh chấp và chưa có kết luận cuối cùng của Toà án thì người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu có quyền tiếp tục sử dụng; và hoạt động, khai thác công dụng của mảnh đất đó.

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.