Biên chế Hội Cựu chiến binh cấp huyện như thế nào?

15/12/2023
Biên chế Hội Cựu chiến binh cấp huyện
322
Views

Để có được một đất nước hòa bình độc lập thì ông cha ta đã phải trải qua biết bao cuộc chống giặc ngoại xâm, công cuộc giữ nước này đã sản sinh ra những vị anh hùng vũ trang, những người thương binh liệt sĩ….Vậy nên nước ta luôn có những chính sách đãi ngộ cho nhóm đối tượng này, ngoài ra còn tạo điều kiện cho những quân nhân đã xuất ngũ, nghỉ hưu, phục viên…. cơ hội để làm việc, đó chính là việc thành lập nên Hội cựu chiến binh tại các địa phương. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Biên chế Hội Cựu chiến binh cấp huyện” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước của nước ta không chỉ bao gồm các cơ quan quản lý hành chính mà còn gồm nhiều ban ngành đoàn thể cùng phối hợp với nhau để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, trong số đó là các tổ chức chính trị xã hội có vai trò quan trọng trong từng lĩnh vực quản lú cụ thể.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:

– Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

+ Như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.

– Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;

+ Gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).

– Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

+ Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương);

+ Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc);

+ Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

– Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước.

– Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Biên chế Hội Cựu chiến binh cấp huyện

Biên chế Hội Cựu chiến binh cấp huyện

Như đã phân tích ở trên thì Hội cựu chiến binh Việt Nam là một trong số những tổ chức chính trị xã hội được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo đó cũng như các tổ chức khác thì Hội cự chiến binh sẽ được tổ chức theo hệ thống phân cấp là từ Trung ương đến cơ sở gồm:

+ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

+ Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.

– Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh các cấp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

– Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức như sau:

+ Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương mà tổ chức Đảng thuộc Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

+ Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà tổ chức Đảng thuộc cấp uỷ địa phương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Hội Cựu chiến binh cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ của Hội Cựu chiến binh cấp trên.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện và hoạt động theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.

Ngoài ra, trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức thích hợp của Cựu chiến binh hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005 và Điều lệ Hội.

Nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Theo quy định của pháp luật hiện hành nói chung cũng như theo quy định tại các Điều lệ Hội nói riêng thì các tổ chức chính trị xã hội được thành lập nên với những mục đích, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, trong đó có nhiệm vụ của Chi hội trưởng Cựu chiến binh là quan trọng nhất. Theo đó, mỗi tổ chức sẽ phải thực hiện các nhiệm cụ của mình đã được phân công trước đó.

Nhiệm vụ chính của Hội Cựu chiến binh Việt Nam được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005, cụ thể như sau:

– Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra còn thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.

 Tham gia phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh.

– Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

Bên cạnh đó còn tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở.

 Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức các hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh.

 Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

 Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.

Cựu chiến binh được hưởng các dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định hiện hành. Văn phòng trợ giúp pháp lý của Hội Cựu chiến binh và các tổ chức trợ giúp pháp lý khác có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn, thực hiện trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Biên chế Hội Cựu chiến binh cấp huyện đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về mã số thuế cá nhân tra cứu. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

 Kinh phí, tài sản của Hội Cựu chiến binh Việt Nam được quy định ra sao?

Cụ thể tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP, kinh phí, tài sản của Hội Cựu chiến binh Việt Nam được quy định như sau:
* Nguồn kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh bao gồm:
– Nguồn thu hội phí;
– Nguồn viện trợ, tài trợ;
– Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:
+ Kinh phí của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và của Hội Cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương do ngân sách Trung ương bảo đảm.
+ Kinh phí của Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và của Hội Cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm.
– Nguồn hỗ trợ từ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức khác;
– Các nguồn thu khác (nếu có).
* Tài sản của Hội Cựu chiến binh bao gồm:
– Tài sản Nhà nước giao;
– Tài sản do cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài tài trợ, cho, tặng theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của Cựu chiến binh là gì?

1. Cựu chiến binh phải phát huy truyền thống cách mạng, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích của dân tộc.
2. Cựu chiến binh phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, học tập, tuyên truyền, vận động nhân dân, gia đình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
3. Cựu chiến binh có trách nhiệm tích cực tham gia thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tham gia hoà giải, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Cựu chiến binh có trách nhiệm tích cực tham gia phát triển kinh tế – xã hội, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.