Bán hàng hết hạn sử dụng sẽ bị xử lý như thế nào?

27/01/2022
Bán hàng hết hạn sử dụng sẽ bị xử lý như thế nào?
1015
Views

Các loại hàng hóa nhất là lương thực, thực phẩm đều có thời hạn sử dụng rất rõ ràng. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường, có rất nhiều nhà buôn vì lợi ích cá nhân mà buôn bán sản phẩm hết hạn sử dụng gây tâm lí hoang mang và bất ổn cho người tiêu dùng. Vậy hành vi này bị xử lí như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Bán hàng hết hạn sử dụng sẽ bị xử lý như thế nào?” qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hạn sử dụng là gì?

Theo Khoản 11 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định:

“Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.

Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm; hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.

Như vậy, các thương nhân không được kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng.

Mức xử phạt đối với hành vi bán hàng hết hạn sử dụng

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm… thì hàng hóa hết hạn sử dụng là điều không thể tránh hỏi. Theo quy định hàng hóa, việc kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các cơ sở kinh doanh, phân phối hàng hóa vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm này. Đối với những trường này tùy vào mức độ và hành vi vi phạm mà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khách nhau, cụ thể:

Hình thức xử phạt chính

Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác được quy định như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

  • Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
  • Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
  • Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  • Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 17 đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
  • Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
  • Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Hình thức xử phạt bổ sung

  • Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
  • Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả

  • Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 17.

Như vậy tùy vào giá trị của hàng hóa vi phạm sẽ có mức xử phạt hành chính khác nhau, gồm hai hình thức là cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền dao động từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng và phạt gấp hai lần nếu là người xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm trong một số trường hợp nhất định. Ngoài hình thức xử phạt chính thì còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật và phương tiện thực hiện hành vi vi phạm đồng thời tiêu hủy tang vật gây hại và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bán hàng hết hạn sử dụng sẽ bị xử lý như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hạn sử dụng của hàng hóa được thể hiện như thế nào?

Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm; hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi bán hàng hết hạn sử dụng là gì?

– Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.