Ảnh bị cắt ghép đăng tải mạng xã hội bị xử lý thế nào?

14/10/2021
Ảnh bị cắt ghép đăng tải mạng xã hội bị xử lý thế nào?
979
Views

Quyền hình ảnh của cá nhân là gì? Có được tùy tiện sử dụng hình ảnh của người khác? Hình ảnh bị người khác chỉnh sửa, cắt ghép rồi đăng tải mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

“Chào Luật sư, hình ảnh của tôi bị người khác cắt ghép, chỉnh sửa cùng với người đàn ông đã có vợ; và hình ảnh bị đăng lên mạng xã hội. Điều này khiến tôi trở thành người thứ ba trong cuộc hôn nhân của họ; thậm chí tôi còn bị người vợ thuê người đến đánh; bị đồng nghiệp xúc phạm, bôi nhọ. Tôi phải giải quyết như thế nào và người lấy hình ảnh của tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư đã giải đáp!”

Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển; từ đó mỗi chúng ta có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh hơn. Tuy nhiên, cũng bởi vì mạng xã hội lan truyền thông tin nhanh và rộng mà việc đăng tải thông tin sai sự thật cũng ngày càng phổ biến; đặc biệt là xâm phạm của quyền hình ảnh. Vậy khi hình ảnh của bản thân bị xâm phạm gây ảnh hưởng đến danh dự thậm chí sức khỏe, tính mạng của bản thân thì sao? Pháp luật có những quy định gì để xử phạt những hành vi vi phạm đó? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc ngay sau đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015

Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình

Căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Mỗi một người đều có quyền quyết định hoàn toàn với hình ảnh của mình; không một ai được quyền ngăn cản hoặc xâm phạm hình ảnh người khác. Việc sử dụng hình ảnh của người khác phải có sự đồng ý của chính người đó.
  • Khi sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại; thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Nếu tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân, người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Chỉ có một số trường hợp sau không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh; hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

  • Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
  • Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng; bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Vì vậy, khi chị bị người khác mang hình ảnh ra chỉnh sửa, cắt ghép rồi đăng lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của chị; đồng thời không nằm trong trường hợp được phép sử dụng hình ảnh mà không có sự đồng ý. Theo đó, chị có quyền kiện người đó ra Tòa; yêu cầu thu hồi, thanh minh về hình ảnh và đòi bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định pháp luật.

Xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Hình ảnh của chị bị đăng lên mạng xã hội với thông tin sai sự thật; ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của chị. Vì vậy, người ghép ảnh đó phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Trường hợp sử dụng hình ảnh sai sự thật; nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng xã hội; sẽ vi phạm điểm e, khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.

Chính vì bài viết và hình ảnh như vậy; khiến chị bị đánh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bản thân. Theo Điều 590 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định, khi sức khỏe bị thiệt hại:

  • Chị sẽ được bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút.
  • Bồi thường tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Xử lý hình sự

Người này lấy hình ảnh của chị đăng lên mạng xã hội; khiến cho danh dự của chị bị xúc phạm; bị đồng nghiệp bôi nhọ, chê trách. Từ đó, chị có quyền tố cáo lên cơ quan công an để tố cáo về hành vi; làm nhục người khác hoặc vu khống người khác theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, cụ thể người này vi phạm những điều khoản sau:

Tội làm nhục người khác

Về hành vi làm nhục người khác thì tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định:

  • Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội vu khống

Về hành vi vu khống người khác, Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

  • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật; nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Kết luận

Vậy, khi chị bị người khác dùng hình ảnh của mình để đăng tải những thông tin sai sự thật; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh sự, nhân phẩm và sức khỏe của chị. Từ những hành vi và hậu quả này, chị có thể tố cáo hoặc khởi kiện lên Tòa án về tội vu khống và làm nhục người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ảnh bị cắt ghép đăng tải mạng xã hội bị xử lý thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quay lén tống tiền có bị xử phạt thế nào?

Quay lén tống tiền người khác có đầy đủ yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
– Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Tùy thuộc vào mức độ và xem xét các tình tiết của vụ án mức xử phạt cao nhất đối với loại tội phạm này lên đến 20 năm tù.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Sử dụng hình ảnh của người khác quảng cáo mà không có sự đồng ý của họ?

– Điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, Quy định về về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý (Trừ trường hợp được pháp luật cho phép) bị xử phạt từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng.
– Nếu bên sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có thể còn đối mặt với việc bị xử lý hình sự. Nếu rơi vào điểm b khoản 1 Điều 288 về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính có thể bị phạt tù tùy mức độ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời