Bịa đặt bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?

30/11/2021
Bịa đặt bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?
871
Views

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, tình trạng xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ngày càng phổ biến và có tính chất phức tạp. Có thể kể đến một số hành vi xâm phạm như: Đăng clip “nóng” của người khác lên mạng xã hội; bịa đặt, lan truyền thông tin nhằm hạ thấp phẩm giá của người khác; đánh đập, chửi bới, xé quần áo người khác nơi công cộng… Có thể thấy, những hành vi này không chỉ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà còn làm băng hoại đạo đức, gây mất ổn định trật tự trong xã hội.

Vậy hành vi này có bị xem là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Pháp luật quy định xử phạt như thế nào? Cùng luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Hiến pháp năm 2013

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Danh dự là gì?

Đây là một khái niệm trừu tượng đòi hỏi một phẩm chất nhận thức về sự xứng đáng và tôn trọng, ảnh hưởng đến cả vị thế xã hội và sự tự đánh giá của một cá nhân hoặc tổ chức như gia đình, trường học, trung đoàn hoặc quốc gia.

Nhân phẩm là gì?

Nhân phẩm hay phẩm giá con người là quyền của một người được coi trọng và tôn trọng vì lợi ích của chính họ, và được đối xử có đạo đức. Nó có ý nghĩa về đạo đức; luật pháp và chính trị như là một sự mở rộng của các khái niệm thời kỳ Khai sáng về các quyền vốn có, không thể thay đổi. 

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm

Là một loại quyền nhân thân đặc biệt, pháp luật không chỉ bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khi còn sống; mà cả khi cá nhân đã chết thì pháp luật vẫn duy trì sự bảo hộ. Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định cụ thể về thời hạn; phương thức để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

Theo đó, “mỗi cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ những thông tin làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Các hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác

Hành vi vu khống

– Bịa đặt; hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

– Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của người khác

– Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe; danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản; quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Quy định về xử phạt

Xử phạt hành chính

Cụ thể, Điều 5 Nghị định 167/2013 quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Theo quy định trên, người có cử chỉ; lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng. Do đó, hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng.

Trách nhiệm hình sự

Hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Trong đó:

  • Phạt tù từ 03 tháng – 02 năm đối với trường hợp:

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Đối với người đang thi hành công vụ;

– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

– Gây rối loạn tâm thần; và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Gây rối loạn tâm thần; và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Làm nạn nhân tự sát.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Bịa đặt bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Nguyên nhân xuất phát hành vi vi phạm bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội?

Nhiều người lầm tưởng rằng trang mạng xã hội cá nhân của mìnhlà của riêng mình nên mọi tâm tư tình cảm, thậm chí là bức bội, uất ức để trút bỏ lên đấy để giải tỏa như là tâm sự riêng. Nhưng, một số người lại khai thác giá trị của mạng xã hội để phục vụ cho lợi ích của mình mà họ không chú ý đến tác hại xã hội của nó, chỉ đến khi bị cơ quan có thẩm quyền xử lý họ mới nhận ra đó là VPPL.

Ý thức chủ quan của người phạm tội là gì?

Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.

Cá nhân có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại không?

Cá nhân có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Bộ Luật Dân sự 2015. 

Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm đối với hành vi vu khống khi nào?

Khi cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là  sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận