Ủy thác mua bán hàng hóa là gì?

30/11/2021
Ủy thác mua bán hàng hóa là gì?
641
Views

Nền kinh té thị trường ngày càng phát triển; kéo theo đó là hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa của các chủ thể tăng lên đáng kể. Để hoạt động thương mại này mang lại hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận; các chủ thể, trong đó có doanh nghiệp luôn phải tìm cho mình những phương thức kinh doanh phù hợp và ít rủi ro nhất. Một trong các phương thức được các doanh nghiệp chú trọng tới đó chính là hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa. Vậy ủy thác mua bán hàng hóa là gì? Pháp luật nước ta có quy định gì về hoạt động này không?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Ủy thác mua bán hàng hóa là gì?

  • Theo quy định tại Điều 155 Luật Thương mại năm 2005: “Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác”.

Đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa

Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa

  • Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác; và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác.
  • Thương nhân nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau; vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 161 Luật Thương mại năm 2005.
  • Bên ủy thác là bên giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình; và không nhất thiết phải có tư cách thương nhân. Quan hệ ủy thác có thể bao gồm ủy thác mua và ủy thác bán hàng hóa.
  • Khác với quan hệ đại diện cho thương nhân; bên nhận ủy thác khi giao dịch với bên thứ ba sẽ nhân danh chính mình và những hành vi của bên nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả pháp lý cho chính họ.

Nội dung của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa

  • Nội dung quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa bao gồm việc giao kết; thực hiện hợp đồng ủy thác giữa các bên ủy thác và bên nhận ủy thác; giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên ủy thác.
  • Nội dung của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa hẹp hơn so với nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân. Bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua bán; hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó cho bên thứ ba.
  • Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa cũng rất khác hoạt động môi giới thương mại. Bên môi giới thương mại không giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại; những hợp đồng này do các bên được môi giới giao kết trực tiếp với nhau. Còn bên nhận ủy thác trực tiếp giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán với bên thứ ba.

Hình thức của quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa

  • Việc ủy thác mua bán hàng hóa phải được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
  • Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa được giao kết giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên ủy thác có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua bán hàng hóa. Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác.
  • Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng dịch vụ. Do đó, đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến thành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.
  • Hàng hóa được mua bán theo yêu cầu của bên ủy thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba chứ không phải là đối tượng của hợp đồng ủy thác.
  • Khi giao kết hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng các điều khoản sau: Hàng hóa được ủy thác mua bán; số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả và các điều kiện cụ thể khác; thù lao ủy thác; thời hạn thực hiện hợp đồng ủy thác.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng những nội dung khác như: biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng; trách nhiệm giải quyết khiếu nại với khách hàng; trách nhiệm tài sản của các bên khi vi phạm hợp đồng; thủ tục giải quyết tranh chấp; các trường hợp miễn trách nhiệm….

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác đối với bên ủy thác

Quyền của bên nhận ủy thác được quy định của thể tại Điều 164 Luật Thương mại năm 2005; Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây:

  • Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
  • Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;
  • Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.

Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác được quy định tại Điều 165 Luật Thương mại năm 2005; Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;
  • Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
  • Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;
  • Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;
  • Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
  • Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
  • Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác đối với bên nhận ủy thác

Quyền của bên ủy thác trong hợp đồng ủy thác thương mại được quy định tại Điều 162 Luật Thương mại năm 2005; Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các quyền sau đây:

  • Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;
  • Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 163 của Luật này.

Nghĩa vụ của bên ủy thác được quy định tại Điều 163 Luật Thương mại năm 2005; Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
  • Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;
  • Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
  • Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Ủy thác mua bán hàng hóa là gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Bên giao đại lý thương mại là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật Thương mại năm 2005; Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

Đại lý thương mại là gì?

Theo quy định tại Điều 166 Luật Thương mại năm 2005; Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Hiểu thế nào về hoạt động đại diện cho thương nhân?

Theo quy định tại Điều 150 Luật Thương mại năm 2005; Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời