Đánh ghen trên đường bị xử phạt như thế nào?

07/10/2021
Đánh ghen trên đường bị xử phạt như thế nào?
672
Views

Mới đây vụ đánh ghen tại Hồ Tây xảy ra vào đêm 6/10; đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Các bên đã xảy ra xô xát; vậy theo quy định đánh ghen trên đường bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

“Tối 6/10, trên mạng xã hội đang lan truyền hàng loạt đoạn clip; ghi lại cảnh đánh ghen ồn ào trên đoạn đường ven Hồ Tây (Hà Nội) gây xôn xao. Qua tìm hiểu được biết; sự việc xảy ra tại đường ven hồ Tây thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Theo đoạn clip, người vợ (mặc áo trắng) bắt gặp chồng chở “tiểu tam” trên chiếc xe ô tô đỏ. Tiếp đó, người vợ đứng bên ngoài với thái độ bực tức, dùng mũ bảo hiểm liên tiếp đập mạnh vào cửa kính ô tô, hét lớn: “Mày muốn vợ chồng tao bỏ nhau để mày đến đúng không?…

Quá trình xô xát, người phụ nữ liên tục chửi bới; nói người đàn ông lái ôtô có quan hệ tình cảm bất chính.

Trước vụ việc đánh ghen trên; chỉ huy Công an phường Nhật Tân xác nhận vụ việc xảy ra tối 6/10. Sau đó, cả 3 đã được đưa về trụ sở công an phường để làm việc.

“Sau đó, họ đồng ý tự giảng hòa, viết bản cam kết và được cho về”; vị chỉ huy cho biết vụ xô xát không gây ra thương tích.

Theo lực lượng chức năng, vụ việc xảy ra do mâu thuẫn tình cảm. Người đàn ông ngồi trên ôtô và người phụ nữ chặn xe đã làm đơn ly hôn. Họ chuẩn bị ra tòa để giải quyết hôn nhân.

“Tuy nhiên, người vợ yêu cầu chồng trước khi chính thức ly hôn; không được có quan hệ với người khác”, chỉ huy Công an phường Nhật Tân cho biết thêm.”

Đánh ghen trên đường bị xử phạt như thế nào?

Mức phạt hành chính hành vi đánh ghen trên đường

Hành vi đánh ghen trên đường là hành vi bạo lực với người khác dưới các mức độ khác nhau; hình thức khác nhau trên đường khi cho rằng người đó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm của mình. Hành vi đánh ghen trên đường có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về Vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

……….

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

….”

Như vậy hành vi đánh ghen trên đường gây tắc nghẽn giao thông; đánh nhau gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi đánh ghen trên đường

Hành vi đánh ghen trên đường với mức độ nghiêm trọng gây ra tổn hại về sức khỏ người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

……………”

Theo quy định trên mức phạt tù của hành vi đánh ghen trên đường; có thể bị phạt tù cao nhất từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Vậy nên khi xảy ra vấn đề về mặt tình cảm; các bên cần bình tĩnh cùng nhau lắng nghe giải quyết vấn đề; tránh mất bình tĩnh gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù; hủy hoại tương lai cuộc sống.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Đánh ghen trên đường bị xử phạt như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xúc phạm người khác khi nghi ngờ là bồ nhí của chồng có bị đi tù không?

Hành vi xúc phạm người khác khi nghi ngờ là bồ nhí của chồng có thể bị truy cứu hình sự theo Điều 121 Bộ luật hình sự 2015 về tội làm nhục người khác: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

Xúi giục người khác đánh nghen bị phạt ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về Vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
Như vậy hành vi xúi giục người khác đánh nghen sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Vu khống người khác ngoại tình với chồng có bị phạt tù không?

Người không có đủ căn cứ mà vu khống người khác ngoại tình với chồng có thể bị phạt tù theo quy định Bộ luật hình sự 2015: ” Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. “

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận