Ai là người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?

11/10/2021
1087
Views

Xin chào Luật sư. Em và chồng em kết hôn với nhau đã được 2 năm. Chúng em không đi đăng ký kết hôn nhưng có tổ chức hôn lễ, họ hàng gần xa chứng kiến. Đến nay, do mâu thuẫn vợ chồng, em cảm thấy không thể sống chung với chồng được nữa. Em muốn hỏi Luật sư là vợ chồng em có phải là kết hôn trái pháp luật không? Nếu đúng thì ai là người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

Em xin chân thành cảm ơn!

Nội dung tư vấn

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn; thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Thế nào là kết hôn trái pháp luật?

Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”

Điều 8. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

” 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy nếu có sự vi phạm một trong những khoản thuộc Điều 8 trên thì được coi là kết hôn trái pháp luật.

Việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau:

1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Quyền yêu cầu việc hủy kết hôn trái pháp luật?

Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn; theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

Như vậy, anh chị không đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng. Vì thế, chị không có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Vì chị không thuộc một trong các trường hợp được hủy yêu cầu kết hôn.

Thủ tục giải quyết yêu cầu việc hủy kết hôn trái pháp luật?

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ sẽ gồm các giấy tờ cụ thể sau:

  • Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
  • Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
  • Bản sao chứng minh nhân dân; hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng;
  • Các tài liệu; chứng cứ, chứng minh việc vi phạm điều kiện kết hôn để tiến hành hủy kết hôn trái pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền hủy hôn nhân trái pháp luật là Tòa án nhân dân cấp huyện; trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền (căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

Bước 3. Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu

Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ; Tòa án sẽ thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Người yêu cầu giải quyết nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự; Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì giải quyết như thế nào?

Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ai là người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.  

Thế nào là tảo hôn?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (điểm a khoản 1 Điều 8).

Đăng ký kết hôn nộp hồ sơ ở đâu?

Đăng ký kết hôn được thực hiện ở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nơi cư trú ở đây được xác định là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú.

Nam 20 tuổi kết hôn với nữ 17 tuổi có được không?

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân sự; Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận