Lừa dối kết hôn và xử lý kết hôn trái pháp luật như thế nào?

07/06/2021
2783
Views

Xin chào Luật sư: Sau khi kết hôn được 06 tháng, tôi và gia đình mới biết vợ tôi trước đây là gái mại dâm chứ không phải là người kinh doanh như lúc đầu do vợ tôi nói. Biết chuyện, mẹ tôi bắt tôi phải ly hôn do lừa dối kết hôn. Nếu không bà sẽ yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn này. Mặc dù tôi rất yêu vợ và không muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân. Việc kết hôn của tôi với cô ấy có bị coi là trái pháp luật không? Việc làm của mẹ tôi đúng hay sai? Nếu có thì cuộc hôn nhân của chúng tôi có thể bị hủy không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Dựa vào thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014;
  • Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp.

2. Nội dung tư vấn

Lừa dối kết hôn

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Một trong những điều kiện để được kết hôn là không được lừa dối kết hôn. Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch; và dẫn đến việc đồng ý kết hôn. Nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn (Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).

Việc vợ bạn đã từng là gái mại dâm nhưng cố tình giấu giếm quá khứ đồng thời còn nói dối là người kinh doanh thì thuộc trường hợp lừa dối kết hôn. Tuy nhiên bạn cũng có lỗi trong việc tìm hiểu chưa kỹ khi quyết định việc kết hôn với vợ.

Căn cứ quy định trên, trường hợp của vợ chồng bạn có thể coi là vi phạm điều kiện kết hôn. Theo quy định của pháp luật thì người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức theo quy định yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn (Khoản 1 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây. Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các Điểm a, c và d Khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác. Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Do đó, mẹ bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của vợ chồng bạn. Do bạn bị lừa dối kết hôn.

Trường hợp hủy yêu cầu kết hôn trái pháp luật

Do bạn và vợ bạn đang còn rất yêu nhau. Bạn cũng đã bỏ qua quá khứ của cô ấy và không muốn ly hôn. Thì theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc; bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn; tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau:

  • Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn. Mà cuộc sống không có hạnh phúc; không có tình cảm vợ chồng. Thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
  • Nếu sau khi bị ép buộc; bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn. Mà bên bị ép buộc; bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm; tiếp tục chung sống hoà thuận. Thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Như vậy, bạn đã biết bị cô ấy lừa dối nhưng đã thông cảm và không muốn ly hôn. Thì trong trường hợp mẹ bạn có yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn của vợ chồng bạn. Nếu bạn có yêu cầu rằng bạn hoàn toàn thông cảm và tình nguyện chung sống hòa thuận với vợ. Thì Tòa án có thể sẽ không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật của vợ chồng bạn.

Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định; hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân. Tòa án sẽ công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này. Quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn. Song tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định thì:

  • Nếu có yêu cầu hủy hôn thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
  • Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn; hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân. Tòa án vẫn thực hiện bác yêu cầu của họ, Quyết định hủy việc kết hôn này.

Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

  • Khi việc kết hôn trái luật bị hủy. Hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
  • Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại trường hợp nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hy vọng bài viết có ích cho độc giả!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Cưỡng ép kết hôn là gì?

Hành vi cưỡng ép người khác kết hôn là hành vi ép người khác (người nam, người nữ hoặc cả hai) phải xác lập quan hệ vợ chồng với người nữ, người nam hoặc với nhau trái với ý muốn của họ. Cụ thể, hành vi này ép họ phải tiến hành các thủ tục cho việc kết hôn theo quy định của pháp luật.

Cản trở người khác kết hôn bị xử phạt như thế nào?

Tại Khoản 2 Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP;hành vi cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần…. bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.
Trong trường hợp hành vi nêu trên đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời