Quy định về đất cấp cho hộ gia đình năm 2023

06/04/2023
Quy định về đất cấp cho hộ gia đình
242
Views

Đất cấp cho hộ gia đình khác với đất cấp cho cá nhân, bởi đất cáp cho hộ gia đình sẽ là tài sản chung của hộ gia đình đó. Tất cả những quyền lợi về đất đai cũng như quyền định đoạn khi một ai đó muốn bán đi đất của hộ gia đình sẽ được giải quyết căn cứ vào tài sản chung và có sự rằng buộc với quyền và nghĩa vụ của cả những thành viên khác trong gia đình. Vậy nên khi cấp đất cho hộ gia đình, các thành viên tron gia đình cần nắm rõ những quy định về đất hộ gia đình cũng như các quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân.

Và trong bài viết này, Luật sư 247 sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề: “Quy định về đất cấp cho hộ gia đình” gửi đến các bạn.

Căn cứ pháp lý

Quy định về đất cấp cho hộ gia đình

Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

“c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.”

Đối với đất được cấp cho hộ gia đình thì đất đó trở thành tài sản chung của gia đình theo quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

  1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản; động sản có đăng ký; tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

Như vậy, khi trên sổ đỏ ghi hộ gia đình thì quyền sử dụng đất sẽ là của tất cả các thành viên có tên trong hộ khẩu thời điểm cấp sổ đỏ. Do đó, đất này là tài sản chung của các thành viên gia đình.

Quy định về đất cấp cho hộ gia đình
Quy định về đất cấp cho hộ gia đình

Quy định về quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Theo Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của hộ gia đình như sau:

Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai 2013 như sau:

  • Quyền chung:

Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

  • Nghĩa vụ chung:

Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

  • Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
  • Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
  • Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

  • Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

Tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở ;

  • Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
  • Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;
  • Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.

Hộ gia đình được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai 2013;
  • Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
  • Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
  • Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
  • Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.

Hộ gia đình thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại (1) mục này;
  • Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại (2) mục này.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn, không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Hộ gia đình sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại (3) mục này thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

Con cái trong hộ gia đình có được yêu cầu chia đất cấp cho hộ gia đình?

Theo như phân tích ở trên, các thành viên trong gia đình đều có chung quyền sử dụng đất đối với đất cấp cho hộ gia đình. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp con cái khi yêu cầu chia đất đều đủ điều kiện tách thửa, nhất là điều kiện về diện tích tối thiểu khi tách thửa.

Cụ thể:

–Đủ điều kiện tách thửa: Theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013, trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên, nếu từng thành viên muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.

Tuy nhiên, để tách thửa phải đủ điều kiện tách thửa. Diện tích tối thiểu được tách thửa được hướng dẫn bởi khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.”

–Không đủ điều kiện tách thửa: Trường hợp không đủ điều kiện tách thửa thì không được phép tách thửa để chia cho con; trường hợp này chỉ được chuyển quyền sử dụng đất cho con nếu tặng cho toàn bộ thửa đất và phải được sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình.

Như vậy, thửa đất đứng tên hộ gia đình mà có diện tích rộng (đủ điều kiện tách thửa) và có chung quyền sử dụng đất thì người con có quyền yêu cầu tách thửa (chia đất) và đứng tên với phần diện tích được tách.

Nói tóm lại, Con cái có được yêu cầu chia đất cấp cho hộ gia đình khi đáp ứng điều kiện sau:

-Có chung quyền sử dụng đất với bố mẹ;

-Thửa đất phải đủ điều kiện tách thửa (lưu ý về diện tích tách thửa đất) khi yêu cầu chia 01 phần thửa đất để đứng tên mình.

Đất cấp cho hộ gia đình, bố mẹ bán có cần sự đồng ý của con?

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.

Về bản chất, thành viên hộ gia đình sử dụng đất là một dạng của “nhóm người sử dụng đất”. Do đó, khi thực hiện các hợp đồng; giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tất cả các thành viên phải tham gia; ký kết hợp đồng. Hợp đồng chuyển nhượng phải có sự đồng ý trực tiếp của các thành viên tại văn phòng công chứng; hoặc có sự đồng ý bằng văn bản nếu không trực tiếp tham gia ký kết thì mới hợp pháp.

Như vậy, khi bố mẹ bán đất hộ gia đình cần có sự đồng ý của con cái.

Nếu không có sự đồng ý của con thì giao dịch dẫn đến trường hợp vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi; chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

  1. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu; hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

  1. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  2. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Chia thừa kế nhà đất theo pháp luật khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình

Các trường hợp chia thừa kế nhà đất theo pháp luật

Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp sau:

  • Không có di chúc.
  • Di chúc không hợp pháp.
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản là quyền sử dụng đất sau:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người được hưởng thừa kế theo pháp luật

Căn cứ Điều 649 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người được hưởng thừa kế theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế.

  • Diện thừa kế: Là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản (quan hệ nuôi dưỡng là con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi,… và phải có quyết định đăng ký nhận con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không phải là con nuôi theo hình thức tự nhận tại một số địa phương).
  • Hàng thừa kế:
    Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau:
    “a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

Cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau

Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Như vậy nếu nhà đất được chia thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Thực tế chủ yếu là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất mới được nhận di sản, rất ít trường hợp người thuộc hàng thừa kế thứ hai hoặc thứ ba được nhận di sản thừa kế.

Chia thừa kế khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của người chết ở chỗ phải xác định phần di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất mà có Sổ đỏ, Sổ hồng được cấp cho hộ gia đình.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về đất cấp cho hộ gia đình” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như cấp lại sổ đỏ bị mất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Xác định di sản để chia thừa kế khi chia đất có sổ đỏ hộ gia đình

Cách xác định: Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức độ khó dễ khi xác định là khác nhau. Để xác định chính xác phải dựa vào 03 căn cứ trên.
Sau khi xác định di sản thừa kế cần xem người để lại di sản có di chúc hay không; nếu có di chúc hợp pháp thì chia theo di chúc, nếu không sẽ chia theo pháp luật; hoặc vừa chia theo di chúc; vừa chia theo pháp luật khi một phần di chúc không hợp pháp; hoặc không định đoạt hết phần di sản là quyền sử dụng đất.

Quyền lập di chúc đất thừa kế là đất hộ gia đình

Để xác định những người nào có quyền sử dụng với lô đất trên, bạn cần căn cứ theo số nhân khẩu có tên trong hộ khẩu vào thời điểm cấp đất, đồng thời dựa trên giấy tờ kê khai khi nhà nước cấp đất cho hộ gia đình thì thể hiện tên những ai, những người có tên trên giấy tờ thực hiện thủ tục đất cấp cho hộ gia đình sẽ là những người có quyền sử dụng với lô đất này.
Bộ luật Dân sự 2015 có quy định tại Điều 212 về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau:
“Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Theo đó, việc định đoạt với mảnh đất này phải thông qua sự thỏa thuận của tất cả thành viên trong gia đình. Như vậy, mẹ bạn không có quyền để lại thừa kế cho anh trai bạn với toàn bộ mảnh đất, mà chỉ có thể lập di chúc để lại cho người anh trai phần đất thuộc sở hữu của mẹ trong mảnh đất được cấp cho hộ gia đình.
Nếu đã xác định đây là mảnh đất được cấp cho hộ gia đình, thì những thành viên trong gia đình (những người có quyền với đất cấp cho hộ gia đình được xác định thông gia giấy tờ kê khai cấp đất) đều có quyền với mảnh đất đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.