Mỗi hộ gia đình được bao nhiêu đất thổ cư?

17/10/2022
Mỗi hộ gia đình được bao nhiêu đất thổ cư
571
Views

Đất ở hay đất thổ cư để được công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngoài các điều kiện về giấy tờ, chủ thể thì còn cả điều kiện về hạn mức. Theo đó với phần đất thuộc hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất ở sẽ được nhà nước chấp nhận. Với phần vượt hạn mức tuỳ từng trường hợp mà người sử dụng đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất hoặc công nhận là loại đất khác đất ở. Vậy hiện nay theo pháp luật đất đai thì mỗi hộ gia đình được bao nhiêu đất thổ cư? Hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất thổ cư tại một số tỉnh thành như thế nào? Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Mỗi hộ gia đình được bao nhiêu đất thổ cư?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Đất thổ cư là gì?

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 03 nhóm: Đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng, cụ thể:

– Nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác.

– Nhóm đất phi nông nghiệp gồm: Đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ…

– Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Hiện theo pháp luật đất đai thì không có loại đất nào có tên gọi là đất thổ cư.

Đất thổ cư là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở, gồm đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT), đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT). Do đó đất thổ cư không là là tên loại đất nào được quy định trong pháp luật đất đai mà là tên gọi do người dân thường sử dụng.

Căn cứ khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Có những loại đất thổ cư nào?

Nói đến đất ở (đất thổ cư) thì theo Luật đất đai 2013 gồm có đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Cụ thể:

Đất thổ cư đô thị

Căn cứ Điều 144 Luật Đất đai 2013, đất thổ cư đô thị (ODT) bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Loại đất này có các chính sách riêng khác trong pháp luật đất đai từ thuế, hạn mức sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng.

Đất thổ cư đô thị mang nhiều đặc điểm giống đất thổ cư bình thường như:

– Được quản lý bởi quận, thành phố, thị xã, khu dân cư quy hoạch của đô thị mới….

Đất ở tại đô thị sẽ bao gồm:

+ Đất xây dựng công trình phục vụ cuộc sống, xây dựng nhà ở; hoặc

+ Vườn, ao nằm trong cùng một thửa đất thuộc khu đô thị.

Đất thổ cư nông thôn

Căn cứ Điều 143 Luật Đất đai 2013, đất thổ cư nông thôn (OTN) là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đây là loại đất thường do cấp xã quản lý nằm tại khu vực nông thôn. Lưu ý, với đất nằm trong khu đô thị đang quy hoạch để lên thành phố thì không còn được gọi là đất ở nông thôn.

Đất ở nông thôn được ưu tiên để cấp phép cho việc xây dựng vườn, ao và mang những đặc điểm sau:

– Có ranh giới địa chính nằm ở nông thôn và do xã quản lý.

– Có chính sách thuế cũng như quy hoạch riêng.

Mỗi hộ gia đình được bao nhiêu đất thổ cư?

Mỗi hộ gia đình được bao nhiêu đất thổ cư
Mỗi hộ gia đình được bao nhiêu đất thổ cư

Theo pháp luật đất đai có quy định về hạn mức giao đất và công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tuy nhiên không quy định cụ thể mà quy định chung về thẩm quyền và căn cứ quyết định hạn mức đất ở (thổ cư).

Về bản chất có thể hiểu hạn mức giao đất ở là mức giới hạn diện tích đất mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất cho người dân.

Hạn mức giao đất ở gồm có hạn mức tối đa và hạn mức tối thiểu. Trong đó, hạn mức đất tối thiểu là hạn mức thấp nhất mà pháp luật cho phép để người sử dụng đất được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất. Trái lại, hạn mức tối đa là diện tích tối đa mà người dân có thể được giao, được công nhận nếu vượt hạn mức này người sử dụng đất ở sẽ bị hạn chế quyền lợi theo quy định của pháp luật.

– Về hạn mức giao đất ở tại nông thôn:

Căn cứ khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ vào tình hình thực tế quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; 

– Về hạn mức giao đất ở tại đô thị:

Căn cứ khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai 2013 quy định trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất ở giao cho người sử dụng đất là gia đình, cá nhân tư xây dựng nhà ở;

Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế – xã hội và quỹ đất của địa phương, hạn mức giao đất ở sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Như vậy, hạn mức giao đất, công nhận đất ở cho cá nhân tại các địa phương là khác nhau. Do đó để biết chính xác cá nhân được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư chúng ta phải căn cứ vào quy định cụ thể của từng tỉnh, thành phố.

Hạn mức đất thổ cư ở một số tỉnh, thành phố

Dưới đây là tham khảo một số quy định về hạn mức đất thổ cư (đất ở) tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thanh Hoá.

Thành phố Hà Nội

Căn cứ Quyết định 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của Uỷ ban nhân dân dân thành phố Hà Nội quy định hạn mức giao đất, công nhân đất ở:

– Đối với đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn:

Khu vựcMức tối thiểuMức tối đa
Các phường30 m290 m2
Khu vực thị trấn và các xã có giáp ranh các quận60 m2120 m2
Các xã vùng đồng bằng80 m2180 m2
Các xã vùng trung du120 m2240 m2
Các xã vùng miền núi150 m2300 m2

– Trường hợp đất ở có vườn ao:

+ Các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai là: 120 m2 (Một trăm hai mươi mét vuông)

+ Các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông là: 180 m2 (Một trăm tám mươi mét vuông)

+ Thị xã Sơn Tây: các phường là:180 m2 (Một trăm tám mươi mét vuông); các xã thuộc thị xã Sơn Tây là: 300 m2 (Ba trăm mét vuông)

+ Các xã giáp ranh các quận và các thị trấn: 200 m2 (Hai trăm mét vuông)

+ Các xã vùng đồng bằng là: 300 m2 (Ba trăm mét vuông)

+ Các xã vùng trung du là: 400 m2 (Bốn trăm mét vuông)

+ Các xã vùng miền núi là: 500 m2 (Năm trăm mét vuông)

Thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứ vào Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định:

+ Các quận Bình Thạnh, Gò vấp,  Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11 không quá 160m2/hộ, cá nhân (Một trăm sáu mươi mét vuông)

+  Các quận Thủ Đức, Bình Tân, quận 2, 7, 9, 12 và thị trấn các huyện: Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè không quá 200m2/hộ, cá nhân (Hai trăm mét vuông)

+ Khu quy hoạch phát triển đô thị không quá 250m2/hộ, cá nhân (Hai trăm năm mươi mét vuông)

+ Huyện Cần Giờ và các khu dân cư nông thôn tại các xã của các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè không quá 300m2/hộ, cá nhân (Ba trăm mét vuông)

Tỉnh Thanh Hoá

Theo Điều 3, Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND thì hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:

– Đất ở đô thị:

+ Tối đa 90 m2/hộ tại phường thuộc thành phố, thị xã;

+Tối đa 100 m2/hộ tại thị trấn thuộc huyện đồng bằng;

+ Tối đa 120 m2/hộ tại thị trấn thuộc huyện miền núi.

– Đất ở nông thôn:

+ Đối với địa bàn xã thuộc thành phố, thị xã: tối đa 120 m2/hộ;

+ Đối với địa bàn xã đồng bằng thuộc huyện.

  • Tối đa 150 m2/hộ đối với các vị trí ven đường giao thông, khu vực trung tâm xã, cụm xã thuận lợi cho hoạt động thương mại, dịch vụ, sinh hoạt;
  • Tối đa 200 m2/hộ đối với các vị trí còn lại.

+ Đối với địa bàn xã miền núi.

  • Tối đa 200 m2/hộ đối với các vị trí ven đường giao thông, khu vực trung tâm xã, cụm xã thuận lợi cho hoạt động thương mại, dịch vụ, sinh hoạt;
  • Tối đa 400 m2/hộ đối với các vị trí còn lại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất ở”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có các thắc mắc về thời hạn sử dụng đất và muốn làm thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, đất thương mại dịch vụ,… hoặc để được giải đáp các vấn đề pháp lý khác liên quan đến đất đai ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đất thổ cư vượt hạn mức thì hộ gia đình sử dụng đất đóng tiền như thế nào?

Đất ở vượt hạn mức đóng tiền sử dụng đất như thế nào?Điểm khác biệt giữa trường hợp sử dụng đất ở trong hạn mức và vượt hạn mức là tiền sử dụng đất phải nộp và được tính theo cách khác nhau, cụ thể:
– Đối với phần đất trong hạn mức có thể không phải nộp tiền sử dụng đất; trường hợp phải nộp thì tiền sử dụng đất được tính theo giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) ban hành.
– Đối với phần diện tích cấp vượt hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất và được tính theo giá đất cụ thể nên số tiền phải nộp sẽ cao hơn nếu cùng đơn vị diện tích.

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư là gì?

Căn cứ điểm d và điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, tất cả các loại đất muốn chuyển sang đất ở (đất thổ cư) phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hay nói cách khác, chỉ khi nào có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của UBND cấp huyện thì hộ gia đình, cá nhân mới được xây dựng nhà ở trên các loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng sang đất ở
Bên cạnh đó theo Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
“1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”
Như vậy, UBND cấp huyện chỉ cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở khi đủ 02 điều kiện sau:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển sang đất ở (nếu không cho phép thì phải đợi).
– Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Diện tích đất thổ cư tối đa mà hộ gia đình được công nhận đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao được ở tỉnh Hòa Bình?

Theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 4655/2017/QĐ-UBND) thì hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao được quy định như sau:
Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/7/2004 và người đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:
– Địa bàn phường: 125 m2/hộ
– Địa bàn thị trấn đồng bằng: 150 m2/hộ
– Địa bàn thị trấn miền núi: 200 m2/hộ
– Địa bàn xã đồng bằng: 200 m2/hộ
– Địa bàn xã miền núi: 400 m2/hộ

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.