Các khoản nợ riêng sau ly hôn được xử lý thế nào?

14/09/2021
Các khoản nợ riêng
808
Views

Khi thực hiện thủ tục ly hôn hai bên cần phải thỏa thuận rất nhiều vấn đề như cấp dưỡng; ai là người có quyền nuôi con; các vấn đề liên quan đến nợ là được quan tâm hơn hết. Nhiều người đặt câu hỏi vậy khi ly hôn các khoản nợ riêng của người kia mình có phải cùng trả. Vậy hãy cùng với chúng tôi giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Các khoản nợ riêng được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình; những khoản nợ riêng của vợ/ chồng được xác định như sau:

Thứ nhất: Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn.

Trước khi kết hôn; giữa vợ và chồng chưa phát sinh mối quan hệ ràng buộc về nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu chung của gia đình. Bởi về mặt pháp lý các bên vẫn chưa phải là vợ chồng của nhau.

Mỗi bên vợ/chồng sẽ phải tự mình thanh toán các khoản nợ phát sinh từ các giao dịch do mình thực hiện trước khi kết hôn. Bởi tại thời điểm đó không đặt ra việc xác định sự đồng ý của hai vợ chồng khi xác lập giao dịch dân sự.

Thứ hai: Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.

Đối với các khoản nợ phát sinh từ việc chiếm hữu; sử dụng và định đoạt tài sản riêng của mình thì mỗi bên sẽ phải có trách nhiệm tự mình thanh toán các khoản nợ đó. Trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản; duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng. Cụ thể:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì; phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi; lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Thứ ba: Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình.

Nhu cầu của gia đình chính là những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; cần thiết phục vụ cuộc sống như các nhu cầu về ăn; mặc, ở, học tập; khám bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác. Nếu một trong hai bên tự ý xác lập các giao dịch không nhằm một trong các mục đích trên mà nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân như rượu chè; cờ bạc;… thì sẽ được coi là nghĩa vụ riêng và chính họ sẽ có trách nhiệm phải tự thanh toán các khoản nợ này.

Thứ tư: Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Những hành vi vi phạm pháp luật có thể gây tổn hại về tính mạng; sức khỏe, tài sản;…của người khác có thể dẫn đến hậu quả là phải chịu trách nhiệm về tài sản. Theo quy định của pháp luật; mỗi cá nhân vi phạm pháp luật thì sẽ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Cho nên; những nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ/ chồng sẽ được xác định là nghĩa vụ riêng của người đó. Ai gây ra thì người đó sẽ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình và không liên đới tới người còn lại.

Làm thế nào xác định nợ chung và nợ riêng

Cần xem xét đến mục đích phát sinh các nghĩa vụ của vợ, chồng; hoặc của cả hai vợ chồng, đây là cơ sở đầu tiên quan trọng nhất để xác định các khoản nợ là nợ chung hay nợ riêng.

Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng và khoản 1 Điều 30 Luật Hôn nhân về gia đình quy định về nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì trong trường hợp mục đích phát sinh nợ là vì đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới nghĩa vụ trả nợ.

Theo đó; nhu cầu thiết yếu của gia đình như: chi phí ăn uống cho gia đình; chi phí học tập của các con; chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình; xây dựng và sửa chữa nhà ở;… Do đó; nếu vợ hoặc chồng tự mình vay các khoản nợ nhằm mục đích trên thì dù biết hay không, có thỏa thuận trước hay không cả hai vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm.

Trường hợp khoản vay không dùng vào mục đích trên mà dùng vào mục đích; nhu cầu cá nhân của vợ hoặc chồng như: đầu tư kinh doanh riêng; mua bán các vật dụng sử dụng cá nhân; ăn chơi sa đọa, cờ bạc rượu chè;… và có chứng cứ chứng minh việc những khoản vay này không được đưa vào sử dụng chung thì người còn lại không có nghĩa vụ liên đới đối với khoản vay đó.

Khi nào có nghĩa vụ phải trả khoản nợ riêng của người kia

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình; vợ, chồng phải cùng trả các khoản nợ thuộc các trường hợp sau đây:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì; phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Điều 27 Luật này cũng khẳng định: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ nêu trên.

Đồng thời, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình (đại diện giữa vợ, chồng trong quan hệ kinh doanh…).

Không có nghĩa vụ trả khoản nợ riêng

Cũng theo các quy định nêu trên, khoản nợ không do 02 bên cùng thỏa thuận mà do một bên tự ý xác lập thuộc các trường hợp sau thì có thể được xác định là nợ riêng:

  • Không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Không để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung; hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật;
  • Không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Đối với khoản nợ riêng này; người xác lập có nghĩa vụ trả toàn bộ khoản nợ; không được dùng tài sản chung của vợ chồng để thanh toán cho những khoản nợ này.

Điều 6 và khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: Đương sự có quyền; nghĩa vụ chủ động thu thập; giao nộp chứng cứ cho Tòa án, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Như vậy; khi có tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ; bên có yêu cầu chứng minh được việc vay tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: Ăn ở, học hành, chữa bệnh;… thì Tòa án có thể quyết định đó là nợ chung; vợ chồng cùng có trách nhiệm trong việc trả nợ.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liện hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Các khoản nợ riêng sau ly hôn được xử lý thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tài sản chung là gì?

Những tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án…

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận