Hành vi tung tin giả bị xử phạt như thế nào?

14/09/2021
Hành vi tung tin giả bị xử phạt như thế nào?
761
Views

Trong khi cả nước đang nỗ lực, căng mình chống dịch COVID-19 thì hằng ngày trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) vẫn xuất hiện không ít những thông tin giả, xuyên tạc, bóp méo sự thật làm rối loạn thông tin, gây hoang mang dư luận. Điều này đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội, đặc biệt là trong thời buổi dịch bệch diễn biến phức tạp như hiện nay. Nhiều người dân đề nghị xử lý mạnh tay hơn nữa đối với các hành vi này.

Vậy chế tài đối với hành vi tung tin giả được quy định như thế nào? Cụ thể mức phạt hiện nay? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 174/2013/NĐ-CP

Nghị định 174/2013/NĐ-CP

Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nội dung tư vấn

Tin giả là gì?

Tin giả là một loại hình báo chí; hoặc tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý; hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống; hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.

Thông tin sai lệch thường được các phóng viên trả tiền cho các trang đăng tin để được đăng các tin tức này, một thực tế phi đạo đức được gọi là báo chí trả tiền. Tin tức kỹ thuật số đã mang lại và tăng việc sử dụng tin tức giả, hoặc báo chí màu vàng. Tin tức sau đó thường được nhắc lại là thông tin sai trên phương tiện truyền thông xã hội nhưng đôi khi cũng tìm được đường đến những phương tiện truyền thông chính thống.

Mục đích tung tin giả?

Tin giả được viết và xuất bản thường là với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan; thực thể hoặc người; hoặc đạt được về mặt tài chính; hoặc chính trị, nó thường sử dụng lối viết giật gân, không trung thực; hoặc dùng các tiêu đề bịa đặt để tăng lượng độc giả. Tương tự, các câu chuyện và tiêu đề bẫy để nhấn chuột vào kiếm doanh thu quảng cáo từ hoạt động này.

Các hình thức xử lý hiện nay

Về trách nhiệm hành chính

+ Tại Điểm a, Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện:

Xử phạt từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng với hành vi “cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Tại Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện:

Xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Về trách nhiệm hình sự

Trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả không nghiêm trọng; thì chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trường hợp người đăng tải bài viết, hình ảnh sai sự thật đó nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó:

+ Tùy mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; mà người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Hành vi tung tin giả bị xử phạt như thế nào?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833102102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Các lí do khiến nhiều người vi phạm hành vi tung tin giả?

– Thích “câu like”, được trở thành người quan trọng trong mắt người khác
– Trình độ nhận thức hạn chế, tung tin cho vui, không nghĩ đến hậu quả.
– Tung tin giả có chủ đích, nhằm gây mất trật tự, an ninh xã hội, kích động người dân.

Mức tiền xử phạt tối đa đối với hành vi tung tin giả là bao nhiêu?

Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100 triệu đồng.

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm những gì?

Trong đó, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
– Thiệt hại khác do luật quy định.

Nếu tổ chức, cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật lên mạng xã hội thì xử phạt như thế nào?

– Đối với tổ chức vi phạm: Bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Đối với cá nhân vi phạm: Bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời