Thủ tục tiến hành hòa giải vụ án dân sự trong tố tụng dân sự

14/09/2021
Thủ tục tiến hành hòa giải vụ án dân sự trong tố tụng dân sự
552
Views

Hòa giải có thể hiểu là một chế định rất quan trọng trong tố tụng dân sự. Hòa giải do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự; một cách nhanh chóng và tháo gỡ phần nào khúc mắc hai bên. Vậy thủ tục tiến hành hòa giải vụ án dân sự trong tố tụng dân sự ra sao?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Hòa giải trong vụ án dân sự là gì?

Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự; mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá nhân, tổ chức tự mình; hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền; để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hòa giải trong tố tụng dân sự; là một thủ tục do toà án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau; về giải quyết vụ án dân sự; giúp các đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật; nhằm giảm bớt thời gian tố tụng kéo dài, …

Hòa giải trong vụ án dân sự có thể hiểu là thủ tục; hoạt động mà tòa án tiến hành nhằm giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết các tranh chấp giữa các đương sự; có thể đi đến thỏa thuận giải quyết các vấn đề vụ án.

Pháp luật không có quy định cụ thể về hòa giải trong vụ án dân sự. Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS.” Như vậy hòa giải vụ án dân sự là một chế định rất quan trọng trong tố tụng dân sự.

Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự

Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc; quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:

Thứ nhất, hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải. Khi các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận; tức là các đương sự tự lựa chọn quyết định các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, thỏa thuận với nhau giải quyết các vấn đề của vụ án. Đương sự có quyền tự định đoạt trong vụ việc dân sự.

Thứ hai, hòa giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; nội dung thỏa thuận không trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Tức là ngoài yếu tố tự nguyện thỏa thuận của các đương sự; thì việc tòa án hòa giải còn phải thỏa mãn các điều kiện: tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hòa giải; phạm vi hòa giải theo pháp luật quy định; nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội

Việc hòa giải phải tích cực, kiên trì nhằm đạt được kết quả hòa giải. Tích cực để có thể giải quyết được nhanh chóng vụ án; không để việc hòa giải kéo dài vô ích khi không có khả năng hòa giải.

Thành phần phiên hòa giải vụ án dân sự

Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thành phần phiên hòa giải bao gồm:

– Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.

– Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải.

– Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.

– Đại diện tổ chức, đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

– Người phiên dịch (trong trường hợp nếu đương sự không biết tiếng Việt)

Thủ tục tiến hành hòa giải vụ án dân sự

Căn cứ Khoản 4 Điều 210 thì thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:

– Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan; đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

– Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

– Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

– Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;

– Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

– Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Thủ tục tiến hành hòa giải vụ án dân sự trong tố tụng dân sự“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giả được trong tố tụng dân sự

Theo quy định tố tụng dân sự, những vụ án dân sự sau đây không tiến hành hòa giải được
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
– Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Vụ việc dân sự là gì?

Vụ việc dân sự là trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự như vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động; giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động…..

Hòa giải ly hôn không thành thì giải quyết ra sao?

Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền; nghĩa vụ của vợ, chồng; đời sống chung không thể kéo dài.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời