Con của sản phụ F0 chào đời được hỗ trợ như thế nào?
Chào Luật sư. Con dâu tôi hiện tại là F0. Hiện tại cháu đang được cách ly điều trị. Tuy nhiên, cháu đang có thai và dự kiến sinh vào một tháng nữa. Gia đình tôi rất khó khăn, dịch bệnh cả nhà thất nghiệp. Luật sư cho tôi hỏi, trong bối cảnh dịch bệnh, con của sản phụ F0 chào đời được hỗ trợ như thế nào? Hi vọng Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Nghị quyết 68/NQ-CP
Quyết định 1013/QĐ-LĐTBXH
Quyết định 4156/QĐ-BYT
Nội dung tư vấn
F0 được xác định như thế nào?
F0 là bệnh nhân dương tính hoặc được xử lý như dương tính với virus Corona.
Nếu bạn đi từ vùng dịch về hoặc có những triệu chứng như: Ho, sốt, khó thở và có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh, nghi ngờ mắc bệnh trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Đừng quên báo ngay tình trạng của mình cho những người đã từng tiếp xúc với bạn (F1).
Con của sản phụ F0 chào đời được hỗ trợ như thế nào?
Theo Quyết định số 1013/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quốc gia về trẻ em ký ngày 08/09/2021, trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 được sinh ra trong khoảng thời gian từ ngày 27/4/2021 đến 31/12/2021 được hỗ trợ với mức hỗ trợ một triệu đồng/trẻ em.
Như vậy, nếu sản phụ F0 sinh con vào giai đoạn 27/4/2021 đến 31/12/2021 thì sẽ được hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Bộ cũng hỗ trợ 2 triệu đồng/trẻ em mồ côi cha mẹ; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ do đại dịch Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021.
Quyền lợi của trẻ em trong bối cảnh đại dịch
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng rất lớn. Do đó, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương thực hiện nghiêm các quy định, tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn, phòng, chống lây nhiễm Covid-19 cho trẻ em.
Ưu tiên điều trị, chăm sóc trẻ em bị nhiễm Covid-19 tại các cơ sở y tế; quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, tâm lý xã hội cho trẻ em.
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh; thành phố phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam triển khai kịp thời, đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho trẻ em thuộc đối tượng nêu trên nhận được các chính sách hỗ trợ.
Trong Nghị quyết 68/NQ-CP đã có quy định chính sách hỗ trợ cho trẻ em, cụ thể:
Trẻ em phải điều trị do nhiễm Covid-19 hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phí điều trị và tiền ăn (theo quy định tại điểm 8 Mục II Nghị quyết 68);
Được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, sản phụ là F0 khi sinh con sẽ được hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Như vậy, sản phụ là F0 khi sinh con sẽ được hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần đảm bảo chăm sóc sức khoẻ và tinh thần cho trẻ, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch.
Có thể bạn quan tâm
- Doanh nghiệp chế biến thủy sản có được giảm tiền điện trong bối cảnh đại dịch Covid-19?
- Điều kiện để F0 được cách ly, theo dõi tại nhà là gì?
- Vu khống bệnh nhân Covid 19 sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Trợ cấp cho lao động tạm hoãn hợp đồng do Covid-19
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Con của sản phụ F0 chào đời được hỗ trợ như thế nào? Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Quá trình điều tra, nếu có căn cứ xác định các F0 này đi ra đường khiến lây lan dịch bệnh cho người khác thì có thể xử lý hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (mức phạt tiền 50-200 triệu đồng, hoặc phạt tù 1-12 năm).
Theo Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28.8.2021 của Bộ Y tế, người nhiễm Covid-19 có thể được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, các trường hợp F0 điều trị tại nhà phải đáp ứng các điều kiện cụ thể.
Căn cứ vào mức độ bệnh; đặc điểm của người nhiễm Covid-19 và khả năng có thể tự chăm sóc bản thân của người nhiễm. Điều này được quy định cụ thể trong Quyết định số 4156/QĐ-BYT.
Việc hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 và chế độ trợ cấp thai sản là hai chế độ khác nhau. Hiện tại, pháp luật không có quy định cấm hưởng đồng thời trợ cấp thai sản khi đã hưởng trợ cấp Covid-19.
Do đó, nếu bạn đủ điều kiện theo quy định thì vẫn được hưởng đồng thời hai chế độ.
Các chế độ thai sản bao gồm
Chế độ khám thai;
Chế độ nghỉ khi sinh;
Trợ cấp một lần khi sinh.