Con dưới 18 tuổi có quyền có tài sản riêng không?

27/08/2021
Con-duoi-18-tuoi-co-quyen-co-tai-san-rieng-khong
975
Views

Con dưới 18 tuổi có quyền có tài sản riêng không? Quyền có tài sản riêng của con dưới 18 tuổi được quy định như thế nào ?

Chào Luật sư, hiện tại tôi có một con trai dưới 18 tuổi. Ông bà nội có tặng cho cháu một khoản tiền là 100 triệu đồng. Ông bà nội yêu cầu lập tài khoản ngân hàng để cháu quản lý và số tiền trên. Luật sư cho tôi hỏi, con dưới 18 tuổi có quyền có tài sản riêng không? Và tôi có thể lập tài khoản ngân hàng cho cháu không? Hi vọng nhận được sự giải đáp của Luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Thông tư 32/2016/TT-NHNN

Tài sản là gì?

Theo điều 105 Bộ luật dân sự 2015:

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có tài sản hình thành trong tương lai.”

Quyền có tài sản riêng của con

Căn cứ theo điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm:

  • Tài sản con được hưởng thừa kế riêng;
  • Thu nhập do lao động hợp pháp của con;
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con;
  • Ngoài ra, tài sản riêng của con có thể bao gồm thu nhập hợp pháp khác.

Quyền quản lý tài sản của con dưới 18 tuổi

Quyền sở hữu tài sản của con dưới 15 tuổi hoặc con mất năng lực hành vi dân sự

Căn cứ theo khoản 2 điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho con, trong trường hợp con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con do bố mẹ đang quản lý được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cha mẹ không được quản lý tài sản của con khi:

Con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự;

Người tặng cho tài sản; người để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Quyền quản lý tài sản của con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Con từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi có thể tự mình quản lý tài sản riêng. Trong nhiều trường hợp, con có thể nhờ cha mẹ quản lý.

Quyền định đoạt tài sản riêng của con dưới 18 tuổi

Con có quyền tự định đoạt tài sản trong trường hợp nào?

Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định tự đoạt tài sản riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật của quy định khác; trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh.

Quyền định đoạt tài sản riêng của con bị hạn chế trong trường hợp nào?

  • Con dưới 9 tuổi: cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con
  • Con từ đủ 09 tuổi trở lên: cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó trên cơ sở xem xét nguyện vọng của con.
  • Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
  • Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Con dưới 18 tuổi có được mở tài khoản ngân hàng không?

Xét trên góc độ thực tế, trẻ em dưới 18 tuổi là lực lượng yếu thế; dễ bị rủ rê, lôi kéo. Vì vậy, để giữ trong người số tiền lớn có thể gây nguy hiểm cho trẻ em. Vì thế, pháp luật vẫn tạo điều kiện để cha mẹ; người giám hộ giúp con quản lý tài sản vì lợi ích của con.

Trong trường hợp con cái có quyền sở hữu số tiền lớn thì cha mẹ hoặc người giám hộ có quyền quản lý tài sản giúp con.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể mở tài khoản ngân hàng để con quản lý tài sản.

Theo quy định tại điều 11 Thông tư 32/2016/TT-NHNN, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc con đủ 15 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự có thể mở tài khoản ngân hàng để quản lý tài sản này. Trường hợp trẻ em chưa đủ 15 tuổi; người mất năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức cũng được mở tài khoản thanh toán cá nhân thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.

Thực tế, quyền sở hữu tài sản của con tạo điều kiện để trẻ em tự quản lý tài chính, xác lập các giao dịch đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em, trong nhiều trường hợp, bố mẹ hoặc người giám hộ có nghĩa vụ quản lý, định đoạt tài sản cho con.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề Con dưới 18 tuổi có quyền có tài sản riêng không? Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế

Căn cứ điều 654 Bộ luật dân sự 2015, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau.
Tuy nhiên, con riêng không được hưởng di sản thừa kế trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế không?

Hiện nay pháp luật bình đẳng hóa quyền được hưởng thừa kế của cá nhân không phân biệt bất cứ ai; không phân biệt quyền thừa kế giữa con ngoài giá thú và con trong giá thú. Do đó, việc xác định một người có thể được hưởng di sản thừa kế hay không thì chỉ cần xác định quan hệ huyết thống giữa người đó và người để lại di sản. Như vậy, con ngoài giá thú vẫn được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Người được giám hộ là ai?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự 2015 thì người được giám hộ bao gồm:
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ; không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc; giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
Người mất năng lực hành vi dân sự.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận