Con nuôi theo pháp luật có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi hay không?

26/08/2021
Con nuôi theo pháp luật có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi hay không?
501
Views

Hiện nay có rất nhiều đứa bé từ khi sinh ra đã bị bố mẹ bỏ rơi hay là do cha mẹ mất sớm và không có nơi nương tựa. Khi ta nhìn thấy cảnh tượng ấy thì rất là khủng khiếp và không biết cuộc sống của đứa bé sẽ đi về đâu. Việc nhận nuôi con nuôi là một việc làm ý nghĩa và nhân đạo. Chính vì ý nghĩa sâu sắc của nó mà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người nhận nuôi và người được nhận nuôi.

Các trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi được pháp luật quy định rất rõ. Con nuôi được nhận nuôi theo đúng pháp luật thì cũng giống như con đẻ. Vậy con nuôi theo pháp luật có được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi của chúng không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Luật nuôi con nuôi 2010

Khái niệm nhận nuôi con nuôi

Nhận con nuôi là một quá trình trong đó một người lãnh trách nhiệm làm cha mẹ của một người khác; thường là của một đứa trẻ, từ bố mẹ sinh học hoặc mang tính luật pháp của đứa trẻ đó; và khi làm như vậy, đã chuyển mọi quyền lợi cũng như trách nhiệm, bao gồm cả việc báo hiếu; từ cha mẹ sinh học sang người mới. Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài bền vững; vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi; bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010, nuôi con nuôi được định nghĩa như sau:

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Mục đích nhận nuôi con nuôi

Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về mục đích của việc nuôi con nuôi là:

“Nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình”.

Việc lác lập nuôi con nuôi với mục đích cơ bản là đem đến cho đứa trẻ được nhận nuôi một gia đình thật sự và đúng nghĩa chứ không phải là đem đến cho gia đình một đứa trẻ.

Thừa kế là gì?

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế; điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Hưởng thừa kế theo luật định

Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định; những người thừa kế theo pháp luật gồm các hàng thừa kế sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết;

Dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình; pháp luật quy định những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau; không phân biệt con đẻ; con nuôi. Như vậy, nếu di sản được chia theo pháp luật thì con nuôi là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người có di sản.

Hưởng thừa kế theo di chúc

Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Người để lại di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Kết luận rằng, trong trường hợp cha mẹ nuôi để lại di sản của mình cho con nuôi trong di chúc hợp pháp thì người con nuôi hoàn toàn được toàn quyền hưởng thừa kế nhà đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Con nuôi theo pháp luật có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi hay không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Quyền của cá nhân đối với tài sản sau khi chết được quy định như thế nào?

Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡng. 

Con nuôi có được hưởng thừa kế nhà đất từ cha mẹ nuôi không?

Con nuôi được hưởng thừa kế nhà đất từ cha mẹ nuôi theo pháp luật và theo di chúc nếu trong di chúc của cha, mẹ nuôi có chỉ định con nuôi được hưởng thừa kế.

Những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ ba bao gồm?

– Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ai có thể xin con nuôi

Các đối tượng sau có thể xin con nuôi :
• Vợ chồng có con hoặc không có con (đã kết hôn ít nhất 2 năm), hoặc hai vợ chồng đều trên 28 tuổi.
• Người độc thân.
• Cha mẹ xin con nuôi phải hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời