Thừa kế quyền đòi nợ có hợp pháp theo quy định của pháp luật không?

24/08/2021
Thừa kế quyền đòi nợ có hợp pháp theo quy định của pháp luật không?
683
Views

Thừa kế luôn là một vấn đề pháp lý được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng những quy định pháp luật về lĩnh vực này. Xung quanh nội dung này, chúng tôi nhận được rất nhiều những câu hỏi có liên quan. Cụ thể có thắc mắc như sau về việc thừa kế quyền đòi nợ:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có một câu hỏi như sau: bố tôi cho người khác vay 400 triệu đồng, nhiều năm vẫn chưa đòi được. Nếu bố tôi mất mà việc này chưa xong, tôi có được quyền đòi số tiền đó không? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Các quy định của pháp luật về quyền thừa kế

Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền thừa kế được liệt kê như sau:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; người hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; hoặc người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Như vậy có thể hiểu; thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc; hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.

Quyền đòi nợ có phải là một loại tài sản hợp pháp không?

Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về tài sản như sau:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Ngoài ra, Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền tài sản như sau:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền; bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”

Cùng với đó, Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 hướng dẫn về việc mua bán quyền tài sản:

“1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua; bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán; nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó; hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.”

Như vậy theo các quy định trên, quyền đòi nợ được xem là tài sản; cụ thể là quyền tài sản

Đó là quyền yêu cầu trả nợ và được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao quyền yêu cầu. Ðối tượng của quyền đòi nợ chính là khoản tiền sẽ được thanh toán vào một thời điểm nhất định.

Có được phép thừa kế quyền đòi nợ không?

Như đã phân tích ở trên, quyền đòi nợ cũng được coi là một loại tài sản. Và loại tài sản này phù hợp với những quy định của pháp luật về thừa kế. Chính vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể thừa kế quyền đòi nợ này.

Bên cạnh đó; cũng có 2 loại hình cho vay khác nhau và đi kèm với nó cũng là có các quy định khác nhau có liên quan.

Theo điều 463 Bộ luật Dân sự 2015; hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng; và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trường hợp cho vay không lấy lãi

Điều 466 Bộ luật này quy định với trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ; hoặc trả không đầy đủ; bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Như vậy theo quy định này; kể cả trường hợp vay không có lãi nhưng đến hạn mà bên vay vẫn không trả đủ thì bên cho vay có quyền đòi lại số tiền cho vay cũng như số tiền lãi chậm trả theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp cho vay có lãi

Đối với trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Thủ tục khởi kiện để đòi nợ

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp; người thừa kế có quyền khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay sinh sống với hồ sơ sau:

Đơn khởi kiện;

Giấy tờ vay nợ (bản chính);

Giấy tờ chuyển tiền qua ngân hàng (nếu có);

Bản sao có công chứng; chứng thực giấy tờ cá nhân (CMND/CCCD, hộ khẩu) của người cho vay và người vay (nếu có).

Ngoài ra còn các trường hợp như sau:

Trường hợp vụ án đang được giải quyết tại tòa mà không may bố bạn qua đời; thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi) của bố bạn sẽ kế thừa các quyền và nghĩa vụ tố tụng tại tòa án. Những người này có thể ủy quyền cho một thành viên làm người đại diện tham gia tố tụng.

Trường hợp bố bạn qua đời trước khi khởi kiện; thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn cũng có quyền khởi kiện yêu cầu người vay trả nợ gốc và lãi như đã nêu trên. Hồ sơ khởi kiện cần bổ sung thêm bản sao Giấy chứng tử của bố bạn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Có thể chuộc lại tài sản đã bán cho người khác không?
Việc cấp dưỡng cho con ngoài giá thú có bắt buộc phải thực hiện không?
Công ty nợ bảo hiểm xã hội nhân viên có được hưởng chế độ thai sản?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Thừa kế quyền đòi nợ có hợp pháp theo quy định của pháp luật không?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người thừa kế là gì?

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Tài sản không có người thừa kế xử lý như thế nào?

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Thừa kế thế vị là gì?

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận