Giải mã ý nghĩa C, R, TM trên bao bì sản phẩm

26/04/2022
Giải mã ý nghĩa C, R, TM trong đăng ký bảo hộ thương hiệu
1070
Views

Thưa luật sư, khi mua sắp đồ dùng gia đình và các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt; tôi thường bắt gặp những ký hiệu C (©), R (®), TM (™) được ghi rất nhỏ trên sản phẩm. Tôi nghe nói chúng được sử dụng trong đăng ký bảo hộ thương hiệu. Vậy ý nghĩa của những ký hiệu đó là gì? Sản phẩm mang ký hiệu nào sẽ có chất lượng tốt hơn? Xin luật sư giải mã ý nghĩa C, R, TM để tôi có thể yên tâm mua những sản phẩm đảm bảo cho gia đình.

Khi mua, sử dụng hàng hóa, sản phẩm; chúng ta thường thấy các ký hiệu ®, ™, SM và © đi kèm với tên sản phẩm, thương hiệu hay bao bì. Tuy nhiên những ký hiệu này có nghĩa là gì? Tại sao trên bao bì, sản phẩm lại có các ký hiệu đó? Cách sử dụng như thế nào? Dùng sai các ký hiệu đó có bị phạt không? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247  xin giới thiệu bài viết “Giải mã ý nghĩa C, R, TM trên bao bì sản phẩm”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một trong nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các sản phẩm. Người tiêu dùng luôn dựa vào thương hiệu để phân biệt sản phẩm của các tổ chức khác nhau. Giá trị thương hiệu có tác động cực kì lớn đến nhận thức và quyết định mua hàng của khách hàng. Vì vậy mà bảo hộ thương hiệu là việc quan trọng đối với nhà kinh doanh.

Để xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản thương hiệu; doanh nghiệp cần đăng kí bảo hộ thương hiệu để tránh những hành vi vi phạm quyền sở hữu đối với thương hiệu.

Đăng kí bảo hộ thương hiệu là việc xác lập quyền được pháp luật bảo hộ khi bị xâm phạm đối với các yếu tố thương hiệu. 

Khi đăng kí bảo hộ thương hiệu; doanh nghiệp sẽ có quyền độc quyền sử dụng thương hiệu đã được đăng kí của mình; có quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu sản phẩm; và quyền tiến hành hoạt động pháp lí chống lại những hành vi xâm phạm thương hiệu đã đăng kí.

Giải mã ý nghĩa C, R, TM trên bao bì sản phẩm

Các ký hiệu C, R, M là các ký hiệu liên quan đến sự bảo hộ của đối tượng sở hữu trí tuệ; mà thuật ngữ ngành luật gọi là “tình trạng pháp lý” của đối tượng đó.

Ở Việt Nam thì Luật Sở hữu trí tuệ không quy định lúc nào thì được sử dụng các ký tự này. Nhưng theo “tính quốc tế” của Sở hữu trí tuệ nên Việt Nam vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng. Theo đó:

Ký hiệu © (C tròn)

Với các sản phẩm có ký hiệu chữ C hay còn gọi C tròn là “Copyrighted”. Nó có nghĩa là sản phẩm đó đã được đăng ký bản quyền thương hiệu. Các sản phẩm có ký hiệu ©  sẽ được hưởng tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó và nghiêm cấm mọi cá nhân hay tổ chức sử dụng bất cứ một ý tưởng hay dịch vụ nào đó của sản phẩm mà chưa được sự cho phép dưới mọi hình thức.

Tất cả các quyền lợi hợp pháp của sản phẩm in ký hiệu © đã được các cơ quản quản lý bảo hộ. Do đó bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cố ý sử dụng sai quy định sẽ bị sử phạt hành chính hay trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Ngoài ra, Copyrighted chỉ được áp dụng cho các sản phẩm mang tính sáng tạo của tác giả hay của người tạo ra tác phẩm, ý tưởng, thông tin… như các tác phẩm văn học, âm nhạc, kiến trúc, hay mỹ thuật… được ghi nhận cụ thể và rõ ràng tại điều 14 Luật sở hữu trí tuệ.

Ký hiệu ® (R tròn)

Ký hiệu chữ ® – Registered có hàm ý rằng sản phẩm này đã đăng ký bảo hộ với các cơ quan nhà nước. Vì vậy, các sản phẩm có ký hiệu chữ ® có thể hiểu rằng chúng đã được các cá nhân hay tổ chức đăng ký bảo hộ với các cơ quan nhà nước. Đồng nghĩa với việc sản phẩm đó được nhà nước và pháp luật bảo hộ. Và những sản phẩm chưa có ký hiệu R có nghĩa là sản phẩm này chưa đăng ký bảo hộ với các cơ quan nhà nước.

Để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với các cơ quan nhà nước; sản phẩm phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định trong điều 72 Luật sở hữu trí tuệ. Quá trình đăng ký có thể kéo dài trong vòng 12 tháng và có hạn sử dụng trong vòng 10 năm kể từ này nộp hồ sơ. Khi hết hạn 10 năm; cá nhân hay tổ chức sở hữu sản phẩm phải có trách nhiệm gia hạn với mỗi lần gia hạn là 10 năm; không giới hạn số lần gia hạn.

Ký hiệu ™ ( TM  )

™ là ký hiệu của “Trademark” có nghĩa là nhãn hiệu. Đối với những sản phẩm chưa đăng ký quyền bảo hộ; nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng  để khẳng định quyền của mình với nhãn hiệu đó và cảnh báo với những đối tượng muốn sự dụng nhãn hiệu của mình một cách bừa bãi không xin phép thì sẽ gắn chữ . Đây là ký hiệu dùng để phân biệt sản phẩm dịch vụ của công ty mình với những công ty khác.

TM không có nghĩa rằng đó là một nhãn hiệu đã được bảo hộ. Do vậy nếu nhãn hiệu nào đã được bảo hộ mà gắn TM vào sẽ khiến người khác mặc định đó là nhãn hiệu chưa được bảo hộ.

Một số cá nhân/tổ chức sử dụng ký hiệu SM thay cho TM, ký hiệu này được hiểu giống như ký hiệu TM, nhưng SM có nghĩa là (Service Mark – Nhãn hiệu dịch vụ), khi dùng SM thì người ta hiểu nhãn hiệu đó là nhãn hiệu dùng cho nhóm dịch vụ chứ không phải là nhóm hàng hóa.

Về mặt pháp lý; khi có xảy ra tranh chấp hay kiện tụng thì những sản phẩm có ký hiệu  sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như các sản phẩm mang ký hiệu R bởi những sản phẩm này đã được đăng ký bảo hộ và được các cơ quan nhà nước bảo hộ quyền lợi và pháp lý.

Sản phẩm mang ký hiệu C, R hay TM có chất lượng tốt hơn?

Theo như giải thích ý nghĩa ở trên; các ký hiệu này biểu thị sự bảo hộ đối với nhãn hiệu. Chúng không có ý nghĩa chứng minh chất lượng của một sản phẩm là tốt hơn; hay xấu hơn các sản phẩm mang các ký hiệu khác. Do đó không nên căn cứ vào các ký hiệu này để đánh giá một sản phẩm. Người tiêu dùng thường sẽ đánh giá sản phẩm dựa trên số lượng tiêu thụ; độ tin dùng; mức độ phổ biến của sản phẩm;…

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Giải mã ý nghĩa C, R, TM trên bao bì sản phẩm“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đâu là các hành vi vi phạm nhãn hiệu?

Theo Khoản 1, Điều 129 văn bản hợp nhất 2019 luật sở hữu trí tuệ; các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm:
-Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ được bảo hộ cho cùng danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký;
-Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký tương tự hoặc liên quan tới nhau, gây nhầm lẫn về gốc gác, xuất xứ;
-Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.

Buôn bán hàng hóa nhái nhãn hiệu nổi tiếng bị xử phạt bao nhiêu?

Theo Điều 11 Nghị Định 99/2013/NĐ-CP quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng….
Theo đó tùy giá trị hàng hóa vi phạm; mức xử phạt có thể lên đến 250.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.