Giám hộ điều chỉnh các quan hệ giữa người giám hộ và những người không có năng lực hành vi; bị mất năng lực hành vi. Quy định này xác định việc quản lí tài sản; thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Cũng giống như các trường hợp xin trích lục khác; trích lục đăng ký giám hộ trong trường hợp làm mất bản đăng ký giám hộ chính. Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Trích lục đăng ký giám hộ là gì?
Là thủ tục hành chính với mẫu bản trích lục được lập ra để trích lục về việc đăng ký giám hộ. Theo đó mẫu trích lục nêu rõ các thông tin sau:
- Thông tin của người giám hộ gồm: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; giấy tờ tùy thân; nơi cứ trú và các thông tin khác
- Thông tin của người được giám hộ: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; giấy tờ tùy thân/giấy khai sinh; nơi cứ trú và các thông tin khác
Trường hợp được quyền trích lục
Có hai trường hợp để yêu cầu UBND cấp trích lục đó là:
- Công dân yêu cầu trích lục
- Cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công vụ yêu cầu
Thẩm quyền đăng ký giám hộ
Thẩm quyền đăng ký giám hộ được quy định tại Điều 19 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.”
Theo đó thẩm quyền đăng ký giám hộ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ.
Xem vài tải xuống trích lục đăng ký giám hộ
Hồ sơ cho việc giám hộ
Nếu muốn yêu cầu đăng ký giám hộ, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu.
- Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.
- Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Mời bạn đọc xem thêm
Làm mất quyết định ly hôn có được xin cấp lại không?
Đăng ký kết hôn và làm thủ tục nhận con cần chuẩn bị hồ sơ những gì?
Thông tin liên hệ
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Nếu còn thắc mắc và muốn tư vấn thêm về những vấn đề trên; hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp 1: giám hộ đương theo Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: đối với người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp 2: Giám hộ được cử cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ; xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp; xuất trình và đối chiếu thông tin trong Tờ khai đăng ký giám hộ với giấy tờ trong hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối với cá nhân tuân thủ theo quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;….
Đối với pháp nhân theo quy định tại Điều 50 Bộ luật dân sự năm 2015. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ; Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.