Đăng ký kết hôn và làm thủ tục nhận con cần chuẩn bị hồ sơ những gì?

05/06/2021
802
Views

Xin chào Luật sư! Hiện tại em lấy vợ và vợ em đã có một con gái với chồng trước, bé nay được 5 tuổi. Luật sư cho em hỏi: Em muốn làm thủ tục đăng ký kết hôn và nhận con là con gái lấy tên bố là em thì em cần chuẩn bị hồ sơ những gì? Trình tự tiếng hành như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư! Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Luật sư X giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Luật sư tư vấn:

Thủ tục đăng ký kết hôn

Thứ nhất, thủ tục đăng ký kết hôn:

– Khi kết hôn bạn phải đảm bảo đủ các điều kiện sau;

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn là: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Hồ sơ để bạn đăng ký kết hôn

+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu

+ Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai bên (photo chứng thực)

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( Nơi bạn đã từng đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu quá khó khăn bạn có thể xin xác nhận của khu phố trước sau đó mới xin xác nhận ở xã, phường)

– Thẩm quyền đăng ký kết hôn cho bạn là Ủy ban nhân dân cấp xã; (nếu có yếu tố nước ngoài như điều 37 Luật hộ tịch 2014 thì bạn phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

– Thời hạn giải quyết: là 1 ngày trừ trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo; ( sẽ là 15 ngày nếu có yếu tố nước ngoài theo điều 38 Luật hộ tịch)

Thủ tục nhận nuôi con:

Vấn đề nhận con thì bạn không phải cha đẻ của cháu nên không thể làm thủ tục xác nhận cha con thông thường được;vì bạn không cùng huyết thống với cháu (không thể có kết quả xác nhận ADN của cơ sở y tế trùng khớp được); nên bạn chỉ có thể nhận cháu là con nuôi khi đảm bảo đủ về:

– Điều kiện nhận nuôi con nuôi:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

Và không thuộc các đối tượng sau: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng; sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

– Hồ sơ nhận nuôi con nuôi gồm:

1. Đơn xin nhận con nuôi;

2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

3. Phiếu lý lịch tư pháp;

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

Xem thêm: Đang thuê nhà khi ly hôn có giành quyền nuôi con được không?

– Thẩm quyền giải quyết việc nhận nuôi con nuôi

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi con của vợ bạn thường trú; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết nếu có yếu tố nước ngoài; cụ thể: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người nhận con nuôi bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Ngay sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch; tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp; người được nhận làm con nuôi cha mẹ nuôi; đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ; người giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình; và gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi.

Trường hợp người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi mà không có lý do chính đáng; thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi. Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản; có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện đối với người nhận con nuôi?

Cá nhân muốn nhận con nuôi thì phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể các điều kiện bao gồm:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
Có tư cách đạo đức tốt.

Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi?

Theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm:
Trẻ em dưới 16 tuổi;
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Lưu ý: Bên cạnh đó nhà nước cũng quy định một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

 Trên đây là câu trả lời tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký kết hôn và làm thủ tục nhận nuôi con cần chuẩn bị hồ sơ những gì”. Nếu có gì thắc mắc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ đến 0833.102.102 để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời