Điều kiện nhận hỗ trợ khi nghỉ việc do dịch COVID-19

20/07/2021
Hỗ trợ dịch bệnh cho người lao động ngừng việc là bao nhiêu?
567
Views

Dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó; thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác động nặng nề do sự bùng phát lần thứ 3 của đại dịch. Hàng nghìn người lao động rơi vào tình trạng phải tạm ngừng công việc, thất nghiệp. Vậy Nhà nước ta đã có chính sách gì để hỗ trợ người lao động? Điều kiện nhận hỗ trợ khi nghỉ việc do dịch COVID-19 là gì?

Hãy cũng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Nội dung tư vấn

Căn cứ pháp lý

Tác động của dịch COVID-19 đến lực lượng lao động

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê; đến hết tháng 9 năm 2020; Việt Nam có 54,4 triệu người trong lực lượng lao động có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên (giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước; giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn). Trong giai đoạn 2016-2019; mỗi năm trung bình lực lượng lao động trong 9 tháng đầu năm đều tăng 1%, và theo thông lệ thì đến hết tháng 9 năm 2020 thì lực lượng lao động phải có thêm 1,8 triệu lao động. Nhưng trên thực tế lại giảm 1,2 triệu lao động. Điều này cho thấy rằng dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,8 triệu người.

Lao động ở khu vực thành thị cũng chịu tác động mạnh của dịch COVID-19 khi phải tiến hành các biện pháp phòng dịch tại các nhà máy; công xưởng. Một số ngành bị ảnh hưởng mạnh như nghệ thuật; vui chơi giải trí thu nhập của lao động bị giảm 5,2%; vận tải kho bãi thu nhập của lao động giảm 2,7%; dịch vụ lưu trú; ăn uống doanh thu giảm 3%; du lịch lữ hành doanh thu giảm 60,1%. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng; hiện có 40.000 lao động đã hoàn tất các thủ tục, nhưng chưa thể xuất cảnh.

Đối tượng, điều kiện nhận hỗ trợ

Đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương:

  • Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên; tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
  • Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Đối với người lao động ngừng việc:

  • Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo quy định và thuộc đối tượng phải cách ly y tế; hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  • Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng trước liền kề tháng người lao động ngừng việc.

Đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

  • Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề; trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động; trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Mức hỗ trợ

Đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương:

  • Mức hỗ trợ:

1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).

3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.

Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

Đối với người lao động ngừng việc:

  • Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

Đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

  • Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Điều kiện nhận hỗ trợ khi nghỉ việc do dịch COVID-19. Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý có liên quan; hãy liên hệ với chúng tôi: 0936408102

Câu hỏi thường gặp

Phương thức chi trả đối với người lao động nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Mức hỗ trợ đối với đối tượng này như sau:
– Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.
– Phương thức chi trả Trả 01 lần cho người lao động.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho lao động nghỉ việc không hưởng lương cần những gì?

Hồ sơ đề nghị cần bao gồm:
– Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
– Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho lao động ngừng việc cần những gì?

Hồ sơ đề nghị cần bao gồm:
– Bản sao văn bản yêu cầu cách ly của cơ quan có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ 01/05/2021 đến hết 31/12/2021.
– Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng được quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời