Bí mật kinh doanh là gì? Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

28/01/2022
Bí mật kinh doanh là gì? Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
762
Views

Mỗi doanh nghiệp đều có bí mật kinh doanh của riêng mình, đây có thể nói là một trong những yếu tố tạo nên thành công khi tham gia vào nền kinh tế khắc nghiệt. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn coi trọng vấn đề bí mật trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Yếu tố này khiến cho các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kịp thời để có thể đầu tư vào các lĩnh vực sinh lợi nhuận cao nhất. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Bí mật kinh doanh là gì? Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh” qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nội dung tư vấn

Bí mật kinh doanh là gì?

Căn cứ Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp. Và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Đối với trường hợp, bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên được giao thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong quá trình thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh

Căn cứ theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Bí mật kinh doanh được mặc nhiên được bảo hộ, không cần phải đăng ký bảo hộ. Chỉ cần đáp ứng được hai điều kiện:

  • Có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh
  • Thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh.

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau

  • Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
  • Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
  • Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Đối tượng không được bảo hộ là bí mật kinh doanh

Không được bảo hộ bí mật kinh doanh với các thông tin sau đây:

  • Bí mật về nhân thân
  • Bí mật về quản lý nhà nước
  • Bí mật về quốc phòng, an ninh
  • Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Có nên bảo hộ bí mật kinh doanh dưới danh nghĩa sáng chế không?

Bảo hộ dưới dạng sáng chế

Ưu điểm:

  • Chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ độc quyền về mặt nội dung ý tưởng trong suốt thời gian bảo hộ (20 năm kể từ ngày nộp đơn), cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sáng chế, hạn chế được các hành vi xâm phạm quyền;
  • Khi có tranh chấp, chủ sở hữu không cần chứng minh quyền của mình chỉ cần đưa ra văn bằng bảo hộ;

Nhược điểm:

  • Văn bằng bảo hộ sáng chế chỉ có hiệu lực 20 năm, nếu hết khoản thời gian này thì bí mật kinh doanh, dưới danh nghĩa là sáng chế sẽ được công bố công khai;
  • Người yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế phải công bố trước công chúng một cách chi tiết bí quyết kỹ thuật và phải nêu rõ phạm vi bảo hộ hợp lý. Khi hết hạn bảo hộ, bí quyết kỹ thuật sẽ không còn là độc quyền của chủ sở hữu nữa;
  • Cần thời gian và chi phí xin cấp văn bằng bảo hộ.

Bảo hộ tự động

Ưu điểm:

  • Được bảo hộ mặc nhiên, không cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
  • Không đăng ký nên bí mật kinh doanh không bị công khai;
  • Thời hạn bảo hộ vô hạn cho đến khi bí mật kinh doanh bị công khai.

Nhược điểm:

  • Cơ chế bảo hộ lỏng lẻo, khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có nghĩa vụ chứng minh thông tin đáp ứng điều kiện bảo hộ là bí mật kinh doanh;
  • Không có quyền cấm chủ thể khác sử dụng bí mật kinh doanh do họ tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược mà có.

Trước khi quyết định hình thức bảo hộ bí mật kinh doanh, chủ sở hữu cần cẩn trọng cân nhắc hiệu quả của mỗi hình thức bên cạnh đó phải kiểm tra xem bí mật kinh doanh có đáp ứng điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế hay không.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bí mật kinh doanh là gì? Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bí mật kinh doanh là gì?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Không được bảo hộ bí mật kinh doanh với các thông tin nào?

– Bí mật về nhân thân
– Bí mật về quản lý nhà nước
– Bí mật về quốc phòng, an ninh
– Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.