Quy định chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng

29/12/2021
468
Views

Xin chào luật sư, xin luật sư cho biết các quy định chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cũng giống như đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu. Đối với giống cây trồng, sau khi đăng ký bảo hộ giống cây trồng thì chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng được quy định ra sao? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là gì?

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sừ dụng đối với giống cây trồng của mình. Vậy pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về vấn đề này thế nào?

Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này tại Điều 192 Luật sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể như sau:

Về chủ thể

Chủ thể chuyển giao là chủ bằng bảo hộ giống cây trồng (bên chuyển giao); và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và điều kiện sử dụng (bên nhận chuyển giao). Nếu quyền sử dụng giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển giao quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

Về hình thức

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng phải được thực hiện dưới hình thức văn bản.

Về nội dung

Nội dung của hợp đồng này bao gồm các nội dung căn bản sau :

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

– Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

– Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

– Thời hạn hợp đồng;

– Giá chuyển giao quyền sử dụng;

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Cần phải đảm bảo lưu ý sau không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng, đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng; hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó. Căn cứ vào khoản 4, điều 192 – Luật sở hữu trí tuệ 2005.

Nguyên tắc tiến hành chuyển giao quyền sử dụng đối vơi giống cây trồng?

Thứ nhất, Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được tiến hành theo phương thức tự nguyện của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao

Tuy nhiên, trong các trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức; cá nhân khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ; hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền ( người nắm độc quyền sử dụng):

– Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại; phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực; và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;

– Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc kí kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lí đã cố gắng thương lượng vói mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;

– Người nắm độc quyền sử dụng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh; bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Người nắm độc quyền sử dụng có quyền yêu cầu chấm dút quyền sử dụng khi các căn cứ chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc đối với giống cây trồng không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dút quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng.

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định của cơ quan nhà nước

Để bảo vệ quyền lợi cho chủ bằng bảo hộ giống cây trồng, theo quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

– Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;

– Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi; và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

– Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác; trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình; và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

– Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thoả đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giông cây trồng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng; trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng

Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng là những trường hợp đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội bao gồm: khắc phục các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

Việc xác định khung giá đền bù đối với việc chuyển giao bắt buộc dựa trên các căn cứ sau:

– Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao tự thoả thuận;

– Trường hợp các bên không thoả thuận được, giá đền bù được tính dựa trên các căn cứ sau:

+ Giá trị của hợp đồng; chuyển giao cùng giống đó cho đối tượng khác tại thời điểm gần nhất, tương ứng với thời gian và số lượng giống bị bắt buộc chuyển giao quyền;

+ Giá trị lợi nhuận của chủ bằng; bảo hộ giống cây trồng thu được từ việc khai thác bản quyền của giống cây trồng đó tương ứng với số lượng và thời gian giống phải chuyển giao.

Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc

Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền theo quyết định bắt buộc được xác định theo quy định tại Điều 196 Luật sở hữu trí tuệ và được hướng dẫn bởi Điều 28, Điều 31 Nghị định 88/2010/NĐ-CP.

Chủ bằng bảo hộ bị bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây:

– Nhận đền bù tương ứng với giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó hoặc tương đương với giá chuyển chuyển quyền sử dụng theo hợp đồng có phạm vi và thời hạn tương ứng;

– Yêu cầu cơ quan quản lí nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, huỷ bỏ hiệu lực của việc chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng khi điều kiện dẫn đến việc chuyển giao đó đã chấm dứt và việc sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Quy định chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Quyền đối với giống cây trồng là gì?

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Cơ quan nào tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng?

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt là chủ thể tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
Trên cơ sở tiếp nhận đơn, chủ thể có thẩm quyền tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ, công bố đơn đăng ký bảo hộ, thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ. Từ đó thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cần thiết để đưa ra quyết định từ chối hay chấp nhận cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.