Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trong bao lâu?

28/12/2021
471
Views

Xin chào luật sư, tôi cấy ghép thành công một giống nho mới; qua thử nghiệp trồng tôi thấy cây nho này mang lại năng xuất cao. Hơn nữa giống nho ngon, ngọt vị lạ chưa từng có trên thị trường. Tôi có dự định sẽ đi đăng ký bảo hộ cho cây nho này. Tuy nhiên, tôi có chút thắc mắc đó là bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trong bao lâu?Xin luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trong bao lâu? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ

Căn cứ theo Điều 158 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển; thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp; và Phát triển nông thôn ban hành và mang các đặc điểm sau:

– Có tính mới

– Có tính khác biệt

– Có tính đồng nhất

– Có tính ổn định

– Có tên phù hợp.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm những giấy tờ sau:

  1. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (02 bộ); nộp tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
  2. Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định
  3. Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện
  4. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
  5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  6. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Lưu ý:

  • Đơn đăng ký bảo hộ chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng tiếp nhận khi có đủ 6 tài liệu trên.
  • Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký; và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:

– Giấy uỷ quyền

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên

– Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn

– Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

– Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.

Trình tự đăng ký quyền đối với giống cây trồng

Trình tự nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng trải qua 5 bước sau:

Bước 1: Nộp đơn

Tổ chức, cá nhân nộp Đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng cho Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trot.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hình thức Đơn và thông báo; từ chối hoặc chấp nhận Đơn như sau:

– Thông báo từ chối chấp nhận đơn đối với các trường hợp giống cây trồng nêu trong đơn không thuộc loài cây trồng có tên trong Danh mục loài cây trồng được bảo hộ và đơn do người không có quyền đăng ký nộp; kể cả trường hợp quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân; nhưng một hoặc nhiều người trong số đó không đồng ý thực hiện việc đăng ký.

– Thông báo cho người đăng k‎ý khắc phục những thiếu sót trong trường hợp đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức theo quy định và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng k‎ý phải khắc phục các thiếu sót đó;

– Thông báo từ chối chấp nhận đơn, nếu người đăng k‎ý không khắc phục thiếu sót; hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối thông báo đúng hạn.

– Thông báo chấp nhận đơn, yêu cầu người đăng k‎ý gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và thực hiện thủ tục thẩm định nội dung đơn nếu đơn hợp lệ hoặc người đăng k‎ý khắc phục thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối thông báo cho người đăng ký khắc phục những thiếu sót trong trường hợp đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức theo quy định và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót đó.

Bước 3: Công bố đơn

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng);

Bước 5: Cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới làm thủ tục cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.

Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trong bao lâu?

Tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng, tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng đều được ghi nhận trong Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ghi nhận việc cấp Bằng bảo hộ và nội dung Bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và lưu giữ các thông tin đó.

Đối với hiệu lực của Bằng bảo hộ được quy định tại Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005 như sau:

  • Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác.
  • Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định của Luật này.

Đình chỉ Bằng bảo hộ giống cây trồng khi nào?

Theo quy định tại Điều 170 Luật SHTT 2005 thì:

Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp:

  • Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng;
  • Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
  • Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Ngoài ra, trong trường hợp chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định, khi hết thời hạn nộp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp.

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ khi giống cây trồng không còn đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất, ổn định.

Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra thông báo từ chối đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ hoặc ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trong bao lâu? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Phục hồi Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng khi nào?

– Đối với trường hợp Bằng bảo hộ bị đình chỉ với lý do giống cây trồng không đáp ứng về tính đồng nhất hay ổn định, hiệu lực Bằng bảo hộ sẽ được phục hồi sau khi chủ sở hữu chứng minh được giống đã đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất, ổn định và được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng xác nhận.
– Đối với các trường hợp còn lại, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nộp đơn, chủ bằng bảo hộ phải khắc phục những lý do bị đình chỉ theo quy định. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng xem xét phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ và thông báo trên tạp chí chuyên ngành.

Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng trong trường hợp nào?

Chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thay đổi, sửa chữa sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí”. Trường hợp sai sót là do cơ quan quản lý gây ra thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải sửa chữa, chủ bằng bảo hộ không phải nộp phí, lệ phí.
Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng thì chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.