Thủ tục tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp theo quy định?

28/12/2021
Thủ tục tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp theo quy định?
829
Views

Đình công là một vấn đề không còn xa là đối với mỗi chủ thể tham gia quan hệ lao động. Bộ luật Lao động năm 2019 ngoài việc quy định về các trường hợp đình công hợp pháp; đình công bất hợp pháp và hệ quả của cuộc đình công; thì vấn đề thẩm quyền tuyên bố đình công bất hợp pháp; và thủ tục tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp được rất nhiều người quan tâm tới. Vậy, pháp luật nước ta có quy định gì về thủ tục tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp? Những quy định này được thể hiện như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Đình công là gì?

  • Đình công là một trong những biện pháp mà người lao động sử dụng để gây áp lực đối với người sử dụng lao động; với mong muốn đạt được nhưng yêu cầu nhất định. Do đó, đình công được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
  • Dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi những người lao động; nhằm gây sức ép đối với người sử dụng lao động; nhằm đạt được những yêu sách nhất định….
  • Dưới góc độ xã hội, đình công gây ra những ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; xét về cả tính chất và quy mô, đình công có tác động không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội đối với khu vực có đình công xảy ra,…
  • Dưới góc độ pháp lý; theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời; tự nguyện và có tổ chức của người lao động; nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động; do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”.

Đình công bất hợp pháp là gì?

  • Như đã phân tích, căn cứ vào sự tuân thủ quy định pháp luật; đình công được phân thành đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp.
  • Đình công hợp pháp thường là cuộc đình công tuân thủ các quy định của pháp luật về đình công như điều kiện; phạm vi đình công, doanh nghiệp được phép đình công, hoãn, ngừng đình công,…
  • Đình công bất hợp pháp là cuộc đình công không tuân thủ một trong số các quy định về đình công do pháp luật quy định.

Thủ tục tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp

Thủ tục chuẩn bị xét tính bất hợp pháp của cuộc đình công

  • Điều 403 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng; kể từ ngày chấm dứt đình công, người sử dụng lao động; tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công”.
  • Như vậy, trong quá trình đình công diễn ra; hoặc trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt đình công; người sử dụng lao động có quyền nộp đơn ra tòa án; để yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công của người lao động là bất hợp pháp. Như vậy, trước khi cuộc đình công xảy ra; người sử dụng lao động không có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.
  • Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu.
  • Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu; Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công,…

Phiên họp xét tính bất hợp pháp của cuộc đình công

  • Thành phần tham gia phiên họp: Được quy định tại Điều 407 bộ luật Tố tụng dân sự gồm Thẩm phán chủ tọa phiên họp; thư kí Tòa án; kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp; Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động; đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án.
  • Trình tự phiên họp: Trước hết, Thẩm phán sẽ công bố quyết định mở phiên hợp xét tính hợp pháp của cuộc đình công; tóm tắt nội dung đơn yêu cầu. Tiếp theo, đại diện hai bên trình bày ý kiện của mình. Ngoài ra, đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp có thể trình bày ý kiến nếu Thẩm phán yêu cầu.
  • Sau đó, kiểm sát viên phát biểu ý kiện của viện kiểm sát về tính hợp pháp của cuộc đình công; và gửi bản phát biểu ý kến cho Tòa án ngay sau khi kết thúc phiên họp. Cuối cùng, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số.
  • Kết quả của phiên họp là quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công. Quyết định này phải nêu rõ lý do, căn cứ kết luận.

Thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng ngị quyết định về đình công bất hợp pháp

  • Ngay sau khi nhận được đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị đối với quyết định về đình công bất hợp pháp; Tòa án nhân dân cấp cao phải có văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét; giải quyết (thời hạn chuyển hồ sơ là 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cẩu).
  • Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định thành lập Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công; và phân công một Thẩm phán chủ trì việc nghiên cứu hồ sơ.
  • Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp cao nhận được hồ sơ vụ việc; Hội đồng thẩm phán phải tiến hành xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án cấp dưới. Quyết định của hội đồng thẩm phán về đình công bất hợp pháp của Tòa án nhân dân cấp cao là quyết định cuối cùng.

Hậu quả pháp lý trong trường hợp đình công bất hợp pháp

  • Thứ nhất, khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc; thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Thứ hai, đối với Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng; làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công; kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công; thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Mức độ xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào Nghị định 95/2013/NĐ- CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thủ tục tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 2470833102102.

Câu hỏi thường gặp

Khái niệm người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Thưởng là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019; Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động

Thời giờ làm việc bình thường là bao nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 105; Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.