Giả mạo Facebook người khác bị xử phạt như thế nào?

18/10/2021
Giả mạo Facebook người khác bị xử phạt như thế nào?
815
Views

Mạng xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng; cùng với những lợi ích mà nó mang lại trong cuộc sống cũng kéo theo không ít các tiêu cực. Vừa qua xuất hiện nhiều trường hợp giả mạo facebook người khác nhằm nhiều mục đích khác nhau; trong nhiều trường hợp còn giả mạo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng loạt. Vậy theo quy định hiện nay giả mạo Facebook người khác bị xử phạt như thế nào?. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi có nhận được câu hỏi như sau:

Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi. Vừa qua trên mạng xã hội Facebook có một tài khoản giả mạo tôi; dùng tên và hình ảnh của tôi để sử dụng. Cho đến thời điểm này tài khoản cũng chưa gây bất lợi gì cho tôi nhưng vì đây không phải tài khoản của tôi nên tôi đã yêu cầu bên kia không được sử dụng tên và hành ảnh cá nhân của tôi nữa. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này bên giả mạo tài khoản Facebook của tôi có bị xử phạt hay không?. Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư 247 xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Giả mạo Facebook người khác là hành vi vi phạm pháp luật

Theo Khoản 3 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006; quy định về các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi:

Xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức; cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.

Giả mạo Facebook người khác được hiểu là hành vi dùng tên; hình ảnh của người khác gây hiểu nhầm cho những người xung quanh đây là tài khoản Facebook của người đó vì những mục đích khác nhau như để va tiền; để truyền tải thộng tin sai sự thật…. dù mục đích nào đi chăng nữa đề là hành vi vi phạm pháp luật.

Một trong những người trở thành nạn nhân của việc bị mạo danh tài khoản Facebook là giới nghệ sĩ. Vào tháng 8-2018, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã phải công khai clip phối hợp cùng công an xử lý một trường hợp giả mạo Facebook cá nhân. Đối tượng giả mạo đã sử dụng tài khoản Facebook mang tên Đàm Vĩnh Hưng, thường xuyên đổi ảnh đại diện, cập nhật trạng thái chia sẻ giống hệt nam ca sĩ nổi tiếng. Nhờ đó tài khoản giả mạo đã lôi kéo lượng lớn người theo dõi.

Hay như nhà báo Lại Văn Sâm, dù nhiều lần tuyên bố anh không bao giờ sử dụng mạng xã hội Facebook nhưng chỉ bằng cú click chuột lại cho ra hàng loạt tài khoản mang tên Lại Văn Sâm. Những tài khoản này thường trích dẫn những bình luận trái chiều về các vấn đề xã hội. Và còn rất nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến giả mạo Facebook.

Như vậy, việc giả mạo facebook người khác; chính là giả mạo trang thông tin điện tử của cá nhân khác; là một hành vi vi phạm pháp luật.

Giả mạo Facebook người khác bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi giả mạo Facebook người khác

Giả mạo Facebook người khác có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm d Khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với một trong các hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác.

“Điều 99. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

……….

d) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;”

Ngoài ra bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; người giả mạo Facebook người khác còn bị tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi giả mạo Facebook người khác

Trường hợp giả mạo facebook người khác nhằm mục đích xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người đó, đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội làm nhục người khác; thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Giả mạo Facebook người khác bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào được coi là giả mạo giấy tờ?

Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP thì nội dung trên được quy định như sau:
“Làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo” là việc tạo dựng hoặc xác nhận các tài liệu, thông tin không có thực hoặc không chính xác để đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm cổ phiếu, đăng ký công ty đại chúng, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán.

Đưa tin giả lên Facebook xử phạt ra sao?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
“Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”

Giả mạo chữ ký người khác có bị đi tù không?

hành vi giả mạo chữ ký của người khác là trái quy định của pháp luật và tùy vào hậu quả xảy ra mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính. Người giả mạo chữ ký đều có động cơ riêng của mình, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị coi là tội phạm. Giả mạo chữ ký có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm với tội giả mạo trong công tác theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận