Ai là người được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định?

13/10/2021
479
Views

Xin chào Luật sư, vợ chồng tôi kết hôn với nhau đã được gần 10 năm và chung sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên, do tình trạng sức khỏe không mong muốn mà chúng tôi chưa thể có con. Dù đã rất cố gắng chạy chữa khắp nơi nhưng không có kết quả. Đến nay, chúng tôi quyết định sử dụng biện pháp nhờ mang thai hộ. Xin hỏi Luật sư tôi có thể nhờ ai mang thai hộ? Và Ai là người được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Mang thai hộ là gì?

Theo Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì mang thai hộ được hiểu dưới hai hình thức là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Cụ thể khoản 22 Điều 3 giải thích về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Hiện nay, pháp luật chỉ cho phép mang việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đồng thời không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Trong đó, theo khoản 23 Điều 3, mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

AAi là người được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Người được phép mang thai hộ cũng phải thỏa mãn các điều kiện do Luật định. Tại khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Là người thân thích cùng hàng của bên vợ; hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

– Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Như vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; và cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại; tức là cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không được ràng buộc với nhau về mặt vật chất.

Vợ chồng chỉ có quyền nhờ người mang thai hộ khi đã có xác nhận của bệnh viện về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật sinh sản; Vợ chồng đang không có con chung và đã được tư vấn về y tế; pháp lý, tâm lý.

Các điều kiện mang thai hộ?

Phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng

Đây là điều kiện đầu tiên bắt buộc các cặp vợ chồng phải thỏa mãn khi muốn nhờ người khác mang thai hộ. Đồng thời điều kiện này còn nhằm thể hiện sự tương trợ giúp đỡ của các thành viên trong cùng gia đình; đảm bảo đúng và nhấn mạnh mục đích của mang thai hộ là vì mục đích nhân đạo.

Thuật ngữ “người thân thích cùng hàng” được Luật sử dụng còn giúp việc đứa trẻ được sinh ra được xác định tư cách chủ thể; thứ bậc trong gia đình thuận lợi hơn phù hợp với phong tục tập quán trong nền nếp gia đình Việt Nam

Thực tế cho thấy; trong nhiều trường hợp các cặp vợ chồng là con một trong gia đình, không có chị, em gái cùng hàng; hoặc có nhưng không đáp ứng các điều kiện được mang thai hộ như độ tuổi chưa thành niên; hoặc đã thành niên nhưng chưa từng sinh con;… dẫn đến việc các cặp vợ chồng không thể áp dụng kỹ thuật nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần

Nhằm giúp người phụ nữ có tâm lý ổn định hơn khi thực hiện thiên chức làm mẹ; khi sinh đứa trẻ thông qua kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Đây là một quy định mang tính nhân văn ngăn chặn lạm dụng chức năng sinh sản của người phụ nữ; nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ mang thai hộ; giảm thiểu được các tai biến sản khoa trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên; người được nhờ mang thai hộ “ chỉ được mang thai hộ một lần” có thể hiểu là người phụ nữ này chỉ được mang thai hộ một lần không phân biệt người nhờ mang thai là ai; việc mang thai hộ có thành công hay chưa.

Độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ

Hiện nay pháp luật mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung “độ tuổi phù hợp”; và chưa có quy định cụ thể về độ tuổi mang thai hộ. Do đó; cần đưa ra mức độ tuổi mang thai thích hợp làm thước đo chung; giúp cho quá trình mang thai hộ diễn ra thuận lợi; hạn chế được các nguy cơ rủi ro cho phụ nữ cũng như đứa trẻ sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ.

Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng

Là một quy định thể hiện tính nhân văn của pháp luật. Bên cạnh việc đề cao tính nhân đạo của việc mang thai hộ; thì vấn đề bảo vệ hạnh phúc gia đình cũng là vấn đề cần được quan tâm và bảo vệ.

Sở dĩ vậy, bởi sau khi kết thúc quá trình mang thai hộ; người phụ nữ tiếp tục quay trở lại sinh hoạt bình thường bên gia đình của mình. Bởi vậy; việc pháp luật đưa ra điều kiện phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng).

Tuy nhiên; trên thực tế vẫn có những trường hợp không tuân thủ; như do chồng đi công tác xa nên người vợ đã giả mạo chữ ký hoặc chồng phản đối;.. vì vậy cần có quy định cụ thể xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý

Việc quy định này nhằm đảm bảo người được mang thai hộ đã sẵn sàng; và hiểu rõ những vấn đề có thể phát sinh trong và sau quá trình thực hiện mang thai hộ; và vẫn tự nguyện thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Đẻ thuê, mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử lý như thế nào?

Mặc dù cấm đẻ thuê và mang thai hộ vì mục đích thương mại, tuy nhiên đối với bên thuê và bên được thuê, pháp luật đều chưa có quy định xử lý.

Hiện nay, chỉ có quy định về xử lý hình sự với người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại tại Điều 187 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:

“1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ai là người được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chị gái có được mang thai hộ không?

Đối với trường hợp mang thai hộ, pháp luật yêu cầu giữa các bên là người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ cần có sự tự nguyện và thỏa thuận được lập thành văn bản. Vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Chị gái của bạn tự nguyện mang thai hộ thì vợ chồng chỉ cần thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định nêu trên thì hoàn toàn có thể nhờ chị gái mình mang thai hộ giúp mình.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?

Theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định thì: Bệnh viện Phụ sản trung ương; Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế;
Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh. Là nơi có đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật này.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận