Làm giả văn bằng chứng chỉ bị xử phạt ra sao theo quy định?

26/09/2021
Làm giả văn bằng chứng chỉ bị xử phạt ra sao theo quy định?
529
Views

Hiện nay tình trạng cấp, làm giả chứng chỉ ngoại ngữ, bằng đại học…. ngày càng nhiều. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây mất niềm tin về việc cấp văn bằng; chứng chỉ của các cơ quan có thẩm quyền . Vừa qua công an đã bắt tạm giam ba chuyên viên phòng quản lý du lịch; của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai; với cáo buộc làm giả văn bằng chứng chỉ để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; gây xôn xao dư luận.

“Nguyễn Thị Vân, 40 tuổi; Doãn Thị Hồng Hạnh và Vũ Kim Oanh, đều 37 tuổi, vừa bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch . Theo điều tra, nhiều người có nhu cầu cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; nhưng lại thiếu bằng đại học và chứng chỉ liên quan. Thấy vậy nên Vân, Hạnh và Dung đã lợi dụng nhiệm vụ được giao; để nhận làm giả văn bằng chứng chỉ hoàn thiện hồ sơ với giá 10-70 triệu đồng.

Nhóm này tự chỉnh sửa để làm giả bằng đại học; chứng chỉ rồi cầm đến UBND các xã, phường ở tỉnh Lào Cai để chứng thực. Khi đã hoàn thiện đủ hồ sơ; ba bị can móc nối để xin cấp thẻ hướng dẫn viên ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; và các tỉnh khác.

Với thủ đoạn như trên, từ năm 2014 đến 2017; nhóm này đã làm giả hàng trăm bộ hồ sơ, thu lời bất chính hàng tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã thu giữ hàng trăm bộ hồ sơ hướng dẫn viên được cấp thẻ khi không đủ điều kiện; để phục vụ điều tra.”

Làm giả văn bằng chứng chỉ bị xử phạt ra sao theo quy định?

Xử phạt hành chính hành vi làm giả văn bằng chứng chỉ

Hành vi làm giả văn bằng chững chỉ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định:

“Điều 21. Vi phạm quy định về cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Ban hành quyết định chỉnh sửa, cấp lại văn bằng chứng chỉ không đúng quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục; về nội dung, thẩm quyền, thời hạn;

d) Không thực hiện cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật hiện hành.

………

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định của pháp luật hiện hành, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.

Ngoài ra còn buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy người có hành vi làm giả văn bằng chứng chỉ có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi làm giả văn bằng chứng chỉ

Hành vi làm giả văn bằng chứng chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 359 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội giả mạo trọng công tác

“Điều 359. Tội giả mạo trong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

………..

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;

b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với trường hành vi làm giả văn bằng chứng chỉ để làm giả hàng trăm bộ hồ sơ có thể bị phạt tù với mức cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo Luật cán bộ, công chức thì công chức có hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật như không được dự thi nâng ngạch công chức, không để được bổ nhiệm chức vụ, buộc thôi việc…

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Làm giả văn bằng chứng chỉ bị xử phạt ra sao theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề có bị phạt tiền không?

K hông đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề  ư sau:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.
Như vậy hướng dân viên du lịch không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng

Hướng dẫn viên du lịch có được hỗ trợ Covid-19 không?

Căn cứ Điều 32 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ đối với hướng dẫn viên du lịch do dịch Covid-19:
1. Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.
2. Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động.

Thế nào là giấy tờ giả?

Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không được cấp theo đúng trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp. Giấy tờ giả được làm ra với bề ngoài giống như thật; bằng mắt thường khó có thể phân biệt được.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời