Thẩm mỹ viện hoạt động trái phép bị xử lý như thế nào?

25/09/2021
Thẩm mỹ viện hoạt động trái phép bị xử lý như thế nào?
1382
Views

Hiện nay, nhu cầu làm đẹp của các chị em rất cao. Nhu cầu sử dụng dịch vụ của các thẩm mỹ viện ngày càng nhiều. Với mức lợi nhuận khổng lồ của ngành dịch vụ này, không ít các cơ sở thẩm mỹ viện trái phép mọc lên nhằm thu lợi từ người dùng; gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.Thẩm mỹ viện hoạt động trái phép bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017;

Nghị định 117/2020/NĐ-CP;

Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Thẩm mỹ viện là gì?

Thẩm mỹ viện hay tiệm làm đẹp hay mỹ viện là một cơ sở kinh doanh chuyên về dịch vụ chăm sóc, trang điểm sắc đẹp, ngoại hình của nam và nữ; với mỹ phẩm phục vụ điều trị cho nam giới và phụ nữ; thẩm mỹ viện còn có chức năng tư vấn các vấn đề liên quan đến chăm sóc sắc đẹp.

Các hình thức hoạt động của thẩm mỹ viện

Hiện nay, có hai hình thức hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ; theo quy định điều 22 Nghi định 155/2018/ND-CP của chính phủ:

  • Cơ sở chăm sóc sắc đẹp, gồm các thẩm mỹ viện, spa, cơ sở chăm sóc da, cơ sở matxa da… (gọi tắt thẩm mỹ viện). Những thẩm mỹ viện này do UBND quận huyện cấp phép kinh doanh và quản lý hoạt động. Những thẩm mỹ viện này chỉ được phép chăm sóc bên ngoài da, chăm sóc da thư giãn…, không được làm các thủ thuật, phẫu thuật xâm lấn, gây chảy máu.
  • Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ do Sở Y tế TP cấp phép; và quản lý trực tiếp, chỉ được làm các tiểu phẫu cắt mí mắt, nâng mũi, làm cằm chẻ, làm lúm đồng tiền…, không được làm các phẫu thuật lớn như căng da mặt, hút mỡ, nâng ngực. Những phẫu thuật thẩm mỹ có gây mê đều bắt buộc phải làm ở bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ.

Thẩm mỹ viện hoạt động trái phép bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Theo điểm a khaonr 6 điều 39 nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động; hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

Như vậy, cơ sở thẩm mỹ viện hoạt động trái phép có thể bị phạt hành chính lên tới 50 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị đình chỉ hoạt động của cơ sở; trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng theo điểm c khoản 7 điều 39 nghị định 117/2020.

Xử lý hình sự

Ngoài chế tài xử lý vi phạm hành chính; thì nếu trong thời gian hoạt động, các cơ sở này gây ra hậu quả chết người; hoặc tổn thương về sức khỏe của những khách hàng đến thực hiện dịch vụ; thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 315 về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015.

Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Dựa vào vụ việc cụ thể có thể bị tăng nặng hình phạt lên tới 15 năm tù giam. Ngoài ra, nười phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo quy định của dân sự 2015.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện cơ sở vật chất thẩm mỹ viện cầm đáp ứng là gì?

Điều kiện cơ sở vật chất thẩm mỹ viện cầm đáp ứng gồm:
– Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ

Điều kiện hoạt động của cơ sở thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép là?

Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm?

Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm:
– Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động;
– Phạm vi hoạt động chuyên môn;
– Thời gian làm việc hằng ngày.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời